Home NewsBí ẩn TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và  Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới

TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và  Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới

by noname

Trong Việt Nam Sử-Lược, sử gia Trần Trọng Kim đã viết: “Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-Chân (2 quận lớn trong 9 quận của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng, vì trước đó dân Giao Chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới….”. Sử gia Đào Duy Anh cũng viết “Nó (Trung Hoa) làm thầy khai hóa cho ta và các dân tộc Á Đông khác.”

Sách vở của các vị sử gia trên đã dạy dân học suốt bao thế kỷ. Người Việt Nam cứ cong lưng theo thế mà học về lịch sử nước nhà. Có lẻ hai ông sử gia trên đã dựa một cách tiêu cực vào lịch sử Trung Hoa mà không cố tình suy luận và phán đoán về sử liệu nước nhà. Một gương sáng mà chúng ta cần lưu ý: Triều-Tiên và Trung-Hoa phản kháng 35 điểm viết sai trong lịch sử giáo khoa Nhật-Bản hiện nay.

Mặc dầu rằng 2 ông sử gia nói trên đã có công viết nên lịch sử nước nhà để dạy dân. Nhưng không hiểu vì sao 2 ông không hề quan tâm nghiên cứu những gì quí báu ghi chép trong những bộ sử nước ta vào thế kỷ 13 là bộ Đại-Việt Sử- Ký do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần; và bộ Sử-Ký Toàn-Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê, cùng nghiên cứu các sách vở khác của Trung-Hoa.

Trước thế kỷ 13 là thời kỳ độc lập lâu dài, chắc hẳn chúng ta đã có nhiều tài liệu lịch sử cũng như luật pháp và văn chương. Bằng chứng là Mã Viện đã tâu với vua Quang Vỏ nhà Đông Hán là luật của Trưng Vương có 10 điều khác với luật Tàu cần hủy bỏ để trói buộc họ (xem hình chụp lời của Mã Viện sau).

Sở dĩ ngày nay chúng ta không còn một dấu tích gì về các bộ luật cổ, sử địa cổ, văn chương cổ mà bằng chứng là luật Trưng Vương vì Tàu đã tiêu tiêu hủy hay cướp đem về Tàu tất cả. Một trường hợp cụ thể khác mà GS Lê Hữu Mục vừa cho biết là Trung hoa đã cho xuất bản một quyễn sách mà tác giả là Chu Văn An, đây là một trường hợp hi hữu đáng khen vì tuy sách bị cướp nhưng tên tác giả còn được giữ, mặt khác cũng cần xét lại xem không biết người xuất bản có biết rằng Chu Văn An là người Việt không? Như vậy thì biết bao là tài liệu về lịch sử văn chương vv… của tổ tiên chúng ta đã bị cướp phá và tiêu hủy.

Tưởng cũng hữu ích ở đây khi trở lại thời tiền sử Trung-Hoa và Việt Nam. Sử Trung-hoa chép, khoảng 2790 năm trước CN, dân du mục Mông-Cổ vượt sông Hoàng-Hà đánh nhau với Liên Minh Xích Quỉ tại Trác Lộc trên bờ Hoàng Giang, chiếm nước Bách Việt từ Hoàng Hà đến Dương-Tử của Đế-Lai. Trước đó Đế Lai xưng là thiên tử làm vua phương Bắc, là con Đế Nghi, cháu nội Đế Minh. Đế-Minh là cháu 3 đời của vua Đế-Viêm tức Thần Nông. Đế Minh đi ngao du đến núi Ngũ Lĩnh, tỉnh Vân Nam ngày nay, gặp một tiên nữ (người tài giỏi và xinh đẹp biệt hiệu là tiên nữ) kết duyên, đẻ ra Lộc Tục. Đế Minh cho Lộc Tục làm vua phương Nam từ Dương-Tử-Giang đến tận Việt-Thường đặt tên nước là Xích-Quỉ, xưng hiệu là Kinh-Dương-Vương lấy nàng Long-Nữ con Động Đình-Quân đẻ ra Sùng-Lãm tức Lạc-Long-Quân.

Như vậy Lạc-Long-Quân là con Nữ-Rồng và cháu nội của Nữ-Tiên: do đó mà chúng ta được gọi là con Rồng cháu Tiên. Lạc-Long-Quân nối nghiệp Kinh Dương Vương làm vua phía Nam sông Dương tử. Đế Lai đem con gái Âu-Cơ gả cho Lạc Long-Quân. Sau đó Đế-Lai cùng em họ là Lạc Long-Quân lập liên minh Xích Quĩ đánh nhau với du mục Mông Cổ tại Trác-Lộc trên sông Hoàng-Hà (2800 năm tr. CN). Mông cổ thắng trận vượt Hoàng Hà xưng là Hoàng Đế lập nên nước Trung Hoa Hán tộc. Người Hán rất ghét thủ lảnh Liên Minh Xích Quĩ là Đế Lai hay Lạc Long Quân (?) nên gọi ngài là Xi-bưu (xấu xí láo lếu). Đế Lai tử trận, Lạc-Long-Quân có thể đã chết trong trận Trác-Lộc, hoặc sống đem tàn quân cùng con cháu tướng tá chạy theo Hoàng Giang ra biển tản mác khắp nơi trên Thái-bình-Dương. Mơng Cổ chiếm bình nguyên Hoàng-Hà xưng là Hoàng-Đế lập nên Trung-Quốc và cũng bắt chước Đế Lai xưng là Thiên tử. Đa số thị tộc Bách Việt mà Hán Mông cổ gọi là man di ở lại sống chung rãi rác khắp nơi.
Vợ Lạc Long Quân là nàng Âu Cơ, con gái Đế Lai kéo quân qua sông Dương Tử, trở lại chốn rừng núi phía nam tức là nước Xích Quĩ, chia các con cai trị sinh ra 18 dòng họ Hùng-vương. Cho tới Bắc thuộc lần thứ I, biên giới nước ta kéo dài từ Động Đình Hồ trở xuống đến Việt Thường tức Trung Việt ngày nay (Xen bản đồ nước Xích Quĩ).

Nếu so sánh giữa hai sắc dân, Mông Cổ du mục và Bách Việt nông nghiệp sống định cư thì chúng ta dễ hiểu rằng nguồn gốc nông nghiệp của Tàu là do dân Miêu tộc (tên người Mông Hán gọi Bách Việt). Dân Bách Việt vốn đã có nghề nông từ lâu đời trước khi Mông-Cổ đến. Vả lại các vị Thần nông, Phục-hi, Nữ-Oa vv. là tổ tiên của Bách Việt đã chết lâu đời trước trận Trác-Lộc. Vậy nên Hán tộc gốc Mông Cổ hoàn toàn không liên can gì đến sự nghiệp nhà nông của các Vị nói trên. Và dân Bách Việt cũng đã thạo thành về nông nghiệp lâu đời từ trước khi mông Cổ đến. Chúng ta thử chứng minh nhận xét hoàn toàn hợp lý trên đây.
Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rõ nét rằng Việt Nam có nguồn gốc Bách Việt và luôn tự xưng là Bách-Việt, mà là Bách Việt thuộc thành phần chính thống, trung kiên, bất khuất, lãnh đạo. Lúc bị nước Xích-Quĩ được bà Âu-Cơ giữ gìn nguyên vẹn. Số người Bách-Việt phương Bắc ra đi đến nước Xích Quĩ là tầng lớp lãnh đạo Bách Việt. Kẻ ở lại bị coi là dân man di nô lệ, chung sống với dân Mông Cổ mà thành dân Trung-hoa ngày nay.

Nói như thế chỉ để chứng minh rằng nền văn minh nông nghiệp của dân Bách Việt không phải do du mục Mông Cổ khai sáng.

Đó là tàng tích Bách Việt hoàn toàn. Nếu phải nói một cách công bằng thì văn minh nông nghiệp Bách Việt là tài sản chung của toàn thể Bách Việt mà Việt Nam là chủ yếu. Trung-Hoa có nông nghiệp từ thời tiền sử là nhờ vào dân Miêu tộc (tức Bách Việt ở lại chung sống). Vậy cả hai dân tộc Trung-hoa gốc man di Bách-Việt và Việt Nam gốc Bách Việt chính thống đều là dânđã làm nên nền nông nghiệp từ rất nhiều thiên niên kỷ trước khi Mông Cổ đến xâm lăng đất đai.

Người Hán gốc Mông Cổ cai trị Trung-hoa lâu đời, và đô hộ Việt Nam non 1000 năm, nên lòng người man di Trung-hoa gốc Bách Việt cũng như lòng người Việt Nam dần lãng quên gốc gác của mình mà tưởng rằng văn minh nông nghiệp là do Tàu Mông Hán khai hóa?!
Đối với dân tộc Trung-quốc thời bấy giờ, người Hán có nguồn gốc Mông Cổ là lớp quí tộc, chủ nhân, lớp lãnh đạo quyền uy giàu có. Miêu tộc tuy đông, làm nghề nông bị liệt vào hàng bần cùng, nô lệ, bị coi là man di.

Trở lại Việt sử, trong 2 bộ sử xưa nhất của Việt Nam là bộ Đại Việt Sữ Ký do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần, và bộ Sử Ký Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê đã ghi: “Trước họ Hồng Bàng (Kinh Dương vương) còn nhiều đời vua nhưng không kể đến..(đó là các vua Toại Nhân, Phục-HY, Thần Nông, Đế Viêm, Đế Minh vv.”, và rằng ”…từ họ Hồng-Bàng (2879 tr. TC) dân ta cầy cấy mà ăn, đào giếng mà uống…” rằng “Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần nông, lấy con gái vua Động Đình, to ro đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân…đó chẵng phải là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư?” Có lẽ Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh cho là tưởng tượng nên không tin vào đoạn sử nay.

Trong lúc đó sử gia Trần Trọng Kim viết, họ Hồng Bàng có vua Kinh Dương Vương (2879-258) là dòng dõi Vua Thần Nông, có quốc hiệu là Xích Quỉ, có con là Lạc-Long-Quân nối ngôi (2.804 năm tr. TC). Đã gọi là con cháu vua Thần Nông thì tại sao không rành về nghề nông mà phải đi nhờ dân gốc Mông Cổ dạy?!

Như thế, rõ ràng 2 sử gia Trần Trọng Kim và Đào duy Anh chỉ biết dựa trên sử của một quốc gia đã xâm lăng nước ta lâu đời và luôn có khuynh hướng chiếm, phá hoại hay xuyên tạc văn hóa tiền sử và lịch sử của dân tộc Bách Việt. Tuy nhiên nhờ vào di vật của tổ tiên còn để lại trong lòng đất, các học giả khảo cổ học ngoại quốc và Việt Nam đã chứng minh cho chúng ta và thế giới ngày càng thấy rõ sự thật, rằng chính dân Bách Việt nông nghiệp đã ảnh hưởng giáo dục lễ nghĩa, nông nghiệp và công nghiệp cho khắp lục địa Nam-Á trước khi Mông Cổ tới nhiều nghìn năm (sẽ chứng minh rõ sự kiện nầy)

Đối với Bách-Việt thì rằng khi dân du mục Mông cổ đánh liên minh Xích-Quỉ của Đế Lai-Lạc Long Quân mà chiếm bình nguyên sông Hoàng Hà có thể coi đó là Bắc xâm lược lần thứ I (2879 năm tr.CN). Lúc Tần Thủy Hoàng chiếm nước Việt Âu Lạc của Thục An Dương Vương là Bắc thuộc lần thứ II (246-206 tr TC). Lúc nhà Hán dứt nước Nam-Việt của họ Triệu là Bắc thuộc lần thứ III. Nhà Đông Hán đô hộ nước Lĩnh-Nam của Trưng-Vương là Bắc thuộc lần thứ IV. Những tài liệu nầy, kể cả tên nước Xích Quỉ cũng đều được nêu ra trong tài liệu viết sử của các sử gia nói trên, riêng về ranh giới thì lại càng rất đúng.

“Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-Chân, 2 quận lớn nhất được coi là kinh đô của Việt Nam cổ, dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng….”. Qua những tài liệu trên làm sao tin được sự kiện lịch sử nầy? Chúng ta hãy nghe những câu nói của Đức Khổng Tử sau đây.

Khi một môn đồ suôi Nam đến đất Việt, xin Đức Khổng Tử chỉ dạy, ngài nói ”… người Bách Việt miền nam (phía nam Dương Tử Giang) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng…”,… “…dân Bách-Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn chứ không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng lá cây hái trong rừng gọi là trà.”
Một lần khác Đức Khổng Tử xác nhận: “Những đạo lý (ngài) viết ra điều là những điều đã có sẵn trong dân gian (dân chúng gốc Bách-Việt)”. Trong Kinh Thi thường viết: “Nếu không lấy đạo lý trong nhân gian thì biết lấy ở đâu (Bất do cổ huấn, vu hà kỳ huấn: Thiên Tất Mênh: câu 11). Chính những đạo lý đó Mông Cổ hoàn toàn không có vì với Mông-Cổ chỉ có đạo lý của sức mạnh. Vì thế Đức Khổng Tử mới lấy đạo lý cổ của dân gian viết ra để dạy cho vua quan là giòng giỏi Hán tộc Mông Cổ.

Đức Khổng Tử còn nói rằng: “Dân Bách Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá hình múa hát…”. Và Đức Khổng tử cho rằng: “Xướng ca vô loại, chẵng nên ca múa như dân Nam Man”. Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hár trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách Việt mà Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ. Sau nầy lại truyền qua cho Việt Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt Nam lại cải biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quảng.

Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết lại “Dân Giao-chỉ (thủ đô của Bách Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt làm trống, cày, mũi tên vv….”. Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm của Trung-hoa chép: “Mã viện tâu vua Tàu, Giao-chỉ ép mía làm đường phèn: Giao chỉ có thứ cây mía ngọt, đem ép lấy nước rồi làm đường phèn.”… “Giao chỉ làm giấy mật hương: giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát”.

Vậy mà trong quyển ART DE LA CHINE của ông Jean Buhot “Les Eùditions du Chène, Paris” xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả đã viết “Le papier ayant inventé par la Chine dès la dynastie de Hán probablement, on peut croire qu’ils connaissent depuis la même époque deux procédés: l’estampage et l’impression…” “Giấy đã được Tàu phát minh ra từ thời nhà Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu đã biết 2 kỹ thuật: rập khuôn bằng tay và in ấn…”. Xem như vậy thì thấy những sự hiểu biết của người Âu Châu về Trung-Hoa và Việt Nam lệch lạc và bất công biết bao nhiêu.

Các sách cổ khác của Trung quốc như Giao-Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lý Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng vv. đều chép đại lượt rằng: “Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống…”;… “… họ biết uống nước bằng lỗ mũi…”;… “…nuôi tằm mà dệt vải…”; “…dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ…”;… “… dùng đá màu làm men gốm…”;… “…dùng mu rùa mà bói việc tương lai…”;… “…họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào trụ nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm…”;… “…họ đem tính tình các con vật mà so sánh với người, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp…(chuyện thần thoại của người Dao: gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay)”… “Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lễ giác bầu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh….”; “… Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói,… họ có nuôi nhiều chim trĩ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)”. Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách Việt quận Việt Thướng đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông Cổ chỉ đường về.

Những ghi chép thường có tính cách kỳ thị là man di. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ Man Di như chuyện ông Bàng Cổ gốc người Dao (xem Bàn Cổ của Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ Oa biết “đội đá vá trời” tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần Nông dạy dân làm ruộng, Viêm đế (vua xứ nóng Bách Việt) thì dân Mông Cổ thích chiếm lấy, chiếm tổ tiên của những người mà họ gọi là Nam man làm tổ tiên của riêng họ. Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm những câu chuyện có vẻ hoang đường của dân Bách-Việt. Nhưng khi họ hiểu ý nghĩa triết lý sâu xa của những câu chuyện hoang đường về các Vị, thì họ chép ngay câu chuyện và nhận ngay các Vị tổ tiên của dân Bách Việt ấy làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lý một phần, vì dân Miêu tộc Trung-hoa là hậu duệ các Vị. Nhưng họ phải hiểu rằng dân Việt Nam mới là con cháu đính thị và chính thống của các Vị.

Tuy người Tàu vẫn biết tổ tiên của người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ có con vật tổ là cọp trắng, với nhà truyền thống cổ là nhà gốc du mục hình tròn. (Les premières civilisations LA CHINE ANCIENNE, trang 28-29, của ông William Watson xuất bản năm 1969 tại Grande Bretagne) (xem hình của Bs Thanh vẻ lại dựa theo hình nhà khảo cổ của ông William Watson). Trong lúc đó nhà cổ của Bách Việt là nhà sàn hình chữ nhật làm bằng tranh và tre cong cho chắc chắn, dần dà sinh ra mái cong. (xem hình vẻ của Bs Nguyễn Thị Thanh, phỏng theo loại nhà minh khí nhà chôn theo người chết bằng đất nung thời Hùng Vương tìm thấy trong văn hóa Đông-Sơn 2.800 ans tr T-C). Ngày nay thế giới và cả người Việt Nam cũng đều lầm tưởng rằng con rồng (chỉ là hiện thân của con cá sấu) con chim phụng (là hiện thân của loài chim trĩ) vật tổ của Trung-Hoa, và mái nhà cong là văn hóa cổ truyền của họ uôn. Chẵng qua đó là hiểu lầm. Ngày nay nhờ khảo cổ học mới có thế chứng minh được sự thật.

Dầu sao thì cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách Việt mà Trung quốc phát triển về mọi mặt văn hóa sau này và cả Nhật-Bản và Đại-Hàn cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách-Việt qua Trung-Hoa. Trong lúc đó thế giới đặt biệt là người Pháp cứ cho là Việt Nam bắt chước Tàu. Trong quyễn LES POTERIES ET PORCELAINES CHINOISES tác giả là bà Daisy LION-GOLDSCHMIDT đã cho rằng Annam bắt chước gốm Hoa-lam của Tàu (trang 4), trong khi chính Việt Nam có gốm trước Tàu và thợ gốm giỏi Việt bị Tàu bắt về Tàu tất cả; và gốm hoa lam Việt có trước Tàu và hoàn toàn khác Tàu; và ngay cả dân Việt Nam cũng lầm lẩn và lẩm cẩm cho rằng văn hóaViệt Nam nhờ ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

Tệ hơn nữa, hiện nay có nhiều nhà khoa bảng Việt Nam còn không biết văn hóa là gì, còn cho là dân mình không có văn hóa nữa kia, hoặc có chăng chỉ là cái “búi tó trên đầu” (bài “Bảo tồn Văn-hóa”?! của nhà đại khoa bảng bác-sĩ giáo-sư Đại-học danh tiếng Mỹ kiêm nhà văn Vủ Đình-Minh biệt hiệu là Mai-Kim-Ngọc đăng trên nhiều báo đặc biệt là báo Y-giới: bài viết có tính cách mĩa mai Việt Nam không có văn hóa gì để mà bảo tồn ‘hết trơn hết trọi, hoặc giả có chăng’ chỉ có cái “búi tó” của ông nội’ nhà khoa bảng MKN).

Trở lại nông nghiệp của dân Bách Việt. Làm ruộng cần công cụ. Nền nông nghiệp sinh công nghiệp. Công nghiệp sản xuất công cụ cho thợ đá, kỹ nghệ đá, cho thợ đồng, kỹ nghệ đồng và các thứ tiểu công nghiệp khác như nghề nuôi tằm dệt vải, làm đồ gốm của nước ta từ trước thời các vua Hùng cho đến thời Bắc thuộc lần đầu tiên (111 tr TC) đã phát triển xa hơn Tàu và không hề nhờ phương bắc giáo huấn.

Trái lại các thợ giỏi và kỹ thuật cao của nước ta bị sức mạnh cướp lấy để phát triển, dành lấy làm văn hóa của mình. Trong thời gian bị trị dân Việt cổ bị cấm tuyệt mọi sinh hoạt kỹ nghệ bản địa công khai. Vì vậy những nền văn hóa thời tiền và sơ sử Việt Nam bị ngưng hẵn từ thời Bắc thuộc lần đầu dau 111 Tr. CN. Thế giới cũng hiểu rằng Trung Quốc đã ngăn chặn những nền văn minh tiền sử Việt Nam và đã xung phong vào để tiếp nối những nền văn minh tiền sử đó (sẽ có bằng chứng rõ sau nầy vậy).

Từ trước đến nay chúng ta chưa khẳng định được những điều nói trên mà phải chờ di vật cổ tổ tiên để lại trong lòng đất mới có đủ luận cứ thuyết phục cho chính chúng ta và thế giới. Khảo Cổ học đã nói lên cho chúng ta biết rất nhiều điều bí ẩn mà ngoại quốc đã hiểu lầm hoặc che dấu và xuyên tạc. Nhờ vậy ngày nay rất nhiều học giả Trung-hoa đã công nhận sự thật về nguồn gốc Bách Việt trong văn hóa Tàu.

Từ khi người Pháp qua cai trị nước ta, họ chiếm độc quyền về khoa Khảo-cổ. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khảo cổ học đã tìm ra ở trên đất nước chúng ta hiện tại, đặc biệt là từ miền Bắc vào Miền Trung từ xưa là đất cổ Việt Thường, đó chỉ là phần nhỏ của nước Việt Cổ. Tuy vậy cho đến nay người ta đã tìm thấy rất nhiều nền văn minh tiền sử Việt Nam cổ liên tục nối đuôi nhau trên đất Bắc và Trung Việt. Thường khi tìm được di chỉ văn hoá ở đâu đầu tiên người ta lấy tên địa phương mà đặt cho nền văn hóa đó.

Văn hoá Việt cổ xưa nhất còn gặp nhiều di vật cách đây từ 30.000 năm trở lại được tìm thấy ở núi Đọ, thôn Sơn-vi tỉnh Vĩnh Phú được đặt tên là văn hóa Sơn-vi hay Tiền Hòa Bình. Nền văn hóa nầy được tìm thấy rải rác khắp miền Bắc và Trung Việt. Tuy việc tìm kiếm là ngẫu nhiên, nhưng nhờ vào sự giàu thịnh nên người ta đã tìm thấy rất nhiều nền văn hóa có tính cách liên tục nối tiếp nhau từ văn hoá Sơn-Vi (30.000 – 15.000 năm tr. CN) qua Hòa Bình (16.000-7.000 tr. CN) đến Bắc Sơn rực rở, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Hoa lạc vv.. dần dần đến văn hóa Đông Sơn huy hoàng có niên đại từ 800 năm đến 111 năm tr. CN là thời gian bị Bắc thuộc lần đầu. Rồi từ 111 tr TC văn hóa nước ta ngưng hẳn chìm lỉm, vì sao? Hỏi tức nhiên là đã trả lời. Dư âm của các nền văn hóa trên còn âm thầm kéo dài thêm vài thế kỷ sau Bắc thuộc rồi bị Tàu thôn tính và ẳm đi luôn.

Khi nói đến văn hóa Hòa Bình (di chỉ tìm thấy ở tỉnh Hòa-bình Bắc-Việt) trong những nền văn hoá tiền sử nước ta, thì từ lâu giới khảo cổ học và trí thức thế giới đều biết rằng đó là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá xưa nhất thế giới.

Nhưng vì sao dân tộc ta như các sử gia Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh cứ luôn cho mình là dân man di, được Hán khai sáng, dạy cho cưới vợ hỏi chồng, dạy cho nông nghiệp… Suốt 1000 năm cai trị, Hán lấy tài nguyên sản vật quí, và bắt thợ giỏi, gái đẹp cùng ngăn cấm dân truyền tụng văn hoá cổ, ngăn cấm dân ta phát triển kinh tế, và đập phá tất cả mọi công trình công nghiệp điển hình là gốm, lò luyện kim, lò đúc đồng, trống đồng, đúc sắt.
Dân Việt sợ, ai có đồ gốm và đồ đồng, trống đồng thì đem chôn dấu. May thay khảo cổ học đã lấy lên từ lòng đất những sự thật về văn hóa tiền sử và sơ sử nước nhà. Nghiên cứu tài liệu khảo cổ, đối chiếu với tài liệu sử học là việc làm có bằng chứng khoa-học vững vàng giúp chúng ta tìm hiểu nguồn gốc văn hóa dân tộc. Lịch sử văn hóa mỹ thuật dân tộc Việt-Nam cần được soi tỏ dưới ánh sáng khoa học một cách công-minh.

Khác với lịch sử, sử gia có thẩm quyền ghi chép nhiều ít theo ý mình những sự việc xẩy ra, văn-hoá mỹ thuật lịch-sử cần những sự thật cụ thể được chứng-minh bằng khoa-học. Lịch-sử phụ thuộc sử gia, trong lúc văn-hóa mỹ thuật lịch-sử là công trình của tiền nhân để lại một cách đích thực, hiển nhiên, không thể chối cải hay làm méo mó sự thật được.

Văn hóa mỹ thuật lịch sử giúp tìm hiểu con người, hoàn cảnh, nghệ thuật, trình độ tiến hóa, sinh hoạt gia đình làng xã. Thế cho nên văn hoá mỹ thuật tiền sử là một khoa học lịch sử tuy khó khăn nhưng vô cùng quí báu lý thú. Những cổ vật là vô tri, nhưng qua đó chúng ta có thể tìm hiểu được cách sống, cá tính, tinh thần tập thể, tình cảm, hoài bảo và tư tưởng triết thuyết trong cuộc sống vật chất và tinh thần của tiền nhân. Vì vậy có thể nào chấp nhận lịch sử văn-hóa nước nhà qua hành động và lời lẻ khinh bạc, dìm dập, xuyên-tạc của thực-dân ngoại lai Tây và tay sai người Việt trong nước của họ.

Trở lại các thị tộc du mục Mông Cổ, thủy tổ nhà Hán vượt sông Hoàng hà đến chiếm dần dà trung nguyên bao la rộng lớn mà lập nên nước Tàu vĩ đại. Nghề nông là do dân Bách Việt làm từ lâu đời trước khi Mông Cổ đến chiếm, họ tiếp tục làm. Vị tù trưởng Mông Cổ lên ngôi đầu tiên xưng là Hiên Viên Hoàng đế và biến dân Bách Việt thành nô lệ chỉ được quyền làm nghề nông làm nơ dân, thị tì hay làm lính.

Như vậy khi đến chiếm lục địa trung nguyên dân Mông Cổ được thừa hưởng tài sản nông nghiệp của bao nhiêu đời Bách Việt truyền lại. Tuy vậy xưa kia Hán tộc Mông Cổ rất kỳ thị, khinh miệt và đối xử tàn ác với Miêu tộc Trung-hoa, do đó mới sinh ra chế độ nô lệ. Dân nô lệ Bách Việt thường chỉ được sống với nghề bản xứ, trồng trọt, đánh cá hay đánh giặc. Dân Hán là dân nắm chính quyền vẫn còn nhớ, yêu thích nghề du mục xưa, nên lấy sự săn bắn làm một thú tiêu khiển cho hàng vương giả.

Sau trận Trác-Lộc, lớp Bách Việt thuộc hàng lãnh đạo bỏ chạy về phương Nam là vùng đất cực nam của Bách Việt lập nên nước Việt cổ. Cũng lại bị nhà Hán đến đô hộ, và sự đô hộ kéo dài ngót 1.000 năm. Nhà Hán vừa chiếm Việt cổ họ thi hành ngay chính sách thực dân, thâu nạp không những của cải vật chất, mà họ còn rất chú trọng đến tài nguyên trí tuệ. Nhà Hán đã chiếm văn hóa tiền và sơ sử của Bách Việt trên lục địa Trung Hoa từ trước. Nay lại chiếm luôn cả văn hóa sơ sử Việt Nam của nước Lĩnh-Nam của vua Trưng Trắc từ Động Đình Hồ trở xuống Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam cổ.
Tộc Hán Mông có thâm ý làm cho người Trung-hoa gốc Bách Việt và người Việt cổ quên hẳn quá khứ của giống nòi hầu dễ dàng buộc họ đồng hóa và chấp nhận rằng chính nhà Hán Mông-cổ khai hóa ra Bách Việt. Người Trung-quốc đã được sinh ra từ Mông-cổ đồng hóa với Bách-Việt. Và nhà Nguyên Mông-cổ và nhà Thanh Mãn-Châu sau nầy cũng lại bị Trung-hoa đồng hóa lần nữa. Như vậy cũng có thể nói rằng Mông cổ và Mãn Thanh đã bị man di Miêu tộc Bách việt đồng hóa thành Trung-hoa.

Người Tàu Mông cổ vốn có vật tổ là cọp trắng, và nhà cổ là nhà hình tròn gốc du mục như đã nói trên nhưng khi họ thấy vật tổ Bách Việt rồng phụng, và nhà cổ Bách Việt mái cong, có vẻ đẹp tao nhã, mỹ thuật, nên họ đã chiếm ngay văn hoá nhà cổ và rồng phụng Bách Việt làm của họ và người mình không hề dám hé môi hay trăn trối với con cháu gì cả.
Gần đây đào được trống đồng ở Vân-Nam, khảo cổ gia Tàu cũng tuyên bố ầm ỷ là trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng sãn xuất! Sao họ có thể quên Hậu Hán Thư quyển 14 ghi rõ: “Dân Giao-Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận….”. Chính vua Quang Võ nhà Đông Hán đã ra lệnh cho Mã Viện phải phá hủy trống đồng Bách Việt. Đất Hoa Nam hiện tại là đất Việt cổ tìm thấy trống đồng là việc đương nhiên. Hậu Hán Thư quyển 14 chép: “Mã Viện là người thích cưởi ngựa giỏi, biết phân biệt ngựa tốt. Lúc ở Giao-chỉ Viện lấy được trống đồng đem đúc ngựa…” (xem hình chụp Hậu Hán Thư). Mã Viện cũng đã phá trống đồng để đúc cột đồng trụ để chiếm cho chắc ăn phần đất từ Động Đình Hồ trở xuống phía nam của nước Lĩnh-Nam. Và vì sợ dân Giao Chỉ lấy cột đồng đúc trống và phá hủy biên giới do Mã Viện đề ra, nên Mã Viện ghi “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” để dọa dân Việt cổ. Nhưng rồi chắc là dân ta cũng đã lén lấy đồng trụ để đúc trống vì thiếu đồng, nên đồng trụ biến mất. Ngoài ra, vì cần đồng để đúc trống nên dân Việt cổ thường đem vàng bạc ngọc ngà hạt trai, sản phẩm quí đồi lấy tiền đồng của người Hoa cổ. Trước đó chính bà Lữ Hậu vợ vua Thái Tổ nhà Hán là Lưu Bang đã ra lệnh cấm bán, đổi chác tiền đồng cho dân Giao Chỉ.

Riêng Mã Viện, từ khi thắng vua Trưng Vương, biết dân Giao Chỉ coi trống đồng như là một linh vật giữ nước. Mã-Viện, có kinh nghiệm về việc Trưng Vương ra trận dùng trống đồng thúc quân, thấy uy lực trống đồng của Bách Việt rất lớn, giúp họ đánh giặc vô cùng hăng hái. Việc đúc ngựa, đúc đồng trụ chỉ là cái cớ để Mã Viện tiêu hủy linh vật của Bách Việt mà thôi. Vậy ai dám bảo trống đồng do Mã Viện và Gia Cát Lượng đúc thì thật là xuyên tạc lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách trắng trợn.

Nhân đây xin kể một trường hợp xuyên tạc, bình gốm Hoa Lam cổ, trưng bày ở viện bảo tàng Istambul. Cách đây trên 50 năm Tàu và Nhật tìm xem có thể là của họ không. Nhưng đến khi thấy niên hiệu ghi trên bình là niên hiệu vua Việt “Thái-hòa bát niên, Bùi Thị Hi bút” (xem hình), người Hoa bèn bảo đó là ”…của một ông thầy Tàu qua Việt Nam chơi, làm để lại…” Vào Thời kỳ đó người ta hoàn toàn chưa biết Việt Nam đã có lò gốm hoa lam rất sớm từ trước thế kỷ 12, 13 với màu xanh bản địa chứ không nhập cảng màu xanh tươi của Ba-Tư như Trung-Hoa.

Phải mất 30 năm sau, khi khảo cổ học Việt Nam tìm thấy dấu tích nhiều lò nung gốm cổ hoa lam trên đất Bắc từ thế kỷ 10, 11, 12, 13 cùng những sản phẩm phế thải của lò và những gốm Việt Nam cổ có hoa văn giống hoa văn trên độc bình ở Istambul, mới chứng minh đích thực bình cổ danh tiếng ở bảo tàng viện Istambul là của Việt Nam do một phụ nữ là Bùi Thị Hi trang trí chứ không phải là một ‘ông Bùi Thị hí bút’.
(Còn tiếp)

B.S. NGUYỄN THỊ THANH

Phần 2: TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và  Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới (Phần 2)

You may also like

1 comment

TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới (Phần 2) - Người giải mã May 2, 2019 - 4:00 pm

[…] TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước… […]

Reply

Leave a Comment