Home NewsBí ẩn TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới (Phần 2)

TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới (Phần 2)

by minhduc

 

(…)

Vả lại dân Mông Cổ là dân sống bằng săn bắn và du mục. Do đó họ không thể nào là những người đã phát sinh ra nền văn hóa nông nghiệp. Và như thế họ cũng chẳng bao giờ có họ hàng và cần thiết có họ hàng với các ông Thần Nông (người tài giỏi về làm ruộng), bà Nữ Oa “đội đá vá trời” (tức là người tìm hiểu và kinh nghiệm nhiều về thời tiết giúp nhà nông làm ruộng).

Dân du mục phải thường xuyên chống chọi với thú rừng, cũng như chống chọi với các đoàn du mục khác, họ phải đấu tranh không ngừng. Vì thế họ là một chủng tộc mạnh, tài nghệ bắn cung, cưỡi ngựa, đô vật, đâm chém của họ rất cao. Chính nhờ vào tài nghệ này mà họ đã thành công trong việc chiếm lục địa Trung Hoa và chiếm Việt Nam sau này.

Giòng máu du mục buộc họ luôn sẵn sàng chiến đấu, từ đó nảy sinh giòng máu xâm lăng. Vả lại khí trời miền bắc lạnh, nên bản chất họ rất khỏe, và rất sợ khí nóng ở miền nhiệt đới nông nghiệp mà họ coi là nơi âm phong chương khí. Cũng vì lý do đó, người Trung Hoa gốc Mông Cổ không thể có các vị vua Thần nông “vua trồng trọt xứ nóng” tức là vua Viêm Ðê cần thiết của nhà nông. Dân Bách Việt hiền lành ở miền Nam lo nghề nông, không quen đánh giặc bị họ chiếm hết đất đai và văn hóa.

Suốt trên hai nghìn năm chúng ta hầu như chỉ học cho biết rằng Việt Cổ là một đất nước vô văn hóa, man di, được nhờ Tàu Mông cổ khai hóa. Dầu rằng Tàu gốc Mông Cổ không chứng minh được văn hóa tiền sử của họ. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của việc bị đô hộ Tàu, kể cả Tây sau này, là nguy hiểm như thế nào!

Chính vì vậy mà LM Triết Gia Kim Ðịnh đã gia công nghiên cứu một triết lý An Việt và nói đến “một nền văn hóa Việt Nam cổ mồ côi”. Nhưng văn hóa tiền sử Việt Nam đã bị che dấu và cướp đoạt vì sức mạnh, chứ nhất thiết không hẳn là một văn hóa mồ côi. Văn hóa Việt cổ có mẹ đẻ từ các nền văn hóa tiền sử Việt Nam, và đã sinh đứa con khổng lồ là nền văn hóa siêu việt Trung Quốc Chính văn hóa Trung Quốc lúc không nhận là con đẻ của văn hóa Bách Việt, là một văn hóa mồ côi. Lúc Tưởng Giới Thạch ra lệnh nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa từ ngày nay trở về trước. Nhưng khi lên đến nhà Hán và thời Khổng Tử, các nghiên cứu gia Trung Hoa Dân Quốc đành bỏ dở vì vấp phải văn hóa Bách Việt!.

Với thực dân Pháp, trong vòng gần 80 năm đô hộ Việt Nam, chúng ta nhìn thấy biết bao tài sản của nước ta Pháp đã đem về xây dựng đất nước họ, làm giàu Viện Bảo Tàng của họ (nào đàn đá báu vật hiếm quí, nào 4 quyển sách trước tác của cụ Nguyễn Du v.v… và v.v… Pháp cướp về nước tất. Tương lai gần chúng ta nhất định phải đòi lại tài sản bị cướp, đòi bồi thường và đòi Pháp phải xin lỗi dân tộc Việt Nam)

Trong thời gian bị thực dân Pháp đô hộ, việc khảo cổ trên đất nước ta chỉ dành độc quyền cho người Pháp. Chuyên gia và khảo cổ gia Việt Nam có đóng góp công lao ý kiến cũng không được ghi lại. Người Pháp mà tiêu biểu là ông H. Mansuy đã có những phán đoán sai lạc, lập luận lầm lẫn về văn hóa mỹ thuật tiền sử và lịch sử Việt Nam. Trước những khám phá về văn hóa tiền sử và lịch sử Việt Nam, ông ta luôn có thành kiến rằng, bao nhiêu nền văn hóa xa xưa của Việt Nam cổ từ thời tiền sử vốn chỉ là “hàng nhập cảng“…, “hàng vay mượn, hàng thiên di v.v… của phương Bắc hay phương Tây” !

Từ trước, với phong cách thực dân khi Ông H. Mansuy khi nhìn thấy những viên gạch lót nền nhà cổ có hoa văn đẹp (xem hình gạch lót nhà có hoa văn), đào lên từ lòng đất, đã nói rằng: “Ðây là gạch nhập cảng để làm bàn thờ chứ không thể lót nền nhà.

 

Ngày nay chúng ta đã tìm thấy nhiều lò gạch cổ sản xuất gạch có khắc hoa văn ở Bắc Hà, và đã đào được nền nhà lót gạch có hoa văn thời nhà Trần, ví dụ nền nhà có lót gạch hoa văn của Hưng Ðạo Vương tại Vạn Kiếp. Và các nhà học giả về khảo cổ học khắp thế giới và Việt Nam đã chứng minh về tính chất bản địa của những nền văn hóa tiền sử xưa nhất và phát triển nhất trên đất nước Việt Nam mà đặc biệt là văn hóa Hòa Bình với sự ra đời sớm nhất thế giới của nông nghiệp lúa nước cũng như các nền văn hóa lịch sử sau này.

Có những người Việt Nam mà đại diện là ông Nguyễn Văn Tốt đã đọc sách tây thực dân, sao chép lại nguyên văn làm sách, mặc dầu thế giới đã cải chính trước đó rất lâu. Ông Trần Văn Tốt đã theo đúng luận điệu thực dân của H. Mansuy mà viết sai lạc về văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn rằng: “Người Hoà Bình có mặt trên đất nước Việt Nam vào khoảng từ 5000 đến 3000 trước TC… coi như chưa biết gì về nông nghiệp và chăn nuôi, không biết gì gốm …”, “Ðá mài đã có vào thời Bắc Sơn, nhưng ít được sử dụng”; “… nghệ thuật đá mài có vai trò rất tiêu biểu cho văn hóa tộc họ Auxtro asiatique, được dùng nhiều ở miền Trung Ðông Dương. Người ta đã cho là những rìu mài này được nhập cảng từ Tây Tạng, Giang Nam bên Tàu, vì chúng nó cũng có ở Hoa Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Ðại Hàn… “; “và những dụng cụ đá mài hình dĩa là của văn hóa Úc từ Tàu truyền xuống v.v… “

Than ôi! thật vô cùng đáng trách! ông Tốt đã sao chép lại y nguyên những lập luận lầm lạc và vội vàng và đầy dẩy thành kiến đầu tiên của ông Mansuy mà bỏ qua mọi chứng minh khoa học xác đáng và mới mẻ hơn của các ông C.O. Sauer và W.G. Solheim, không biết với mục đích gì. Như thế phải chăng ông Tốt đã vô tình hay cố ý làm tay sai cho thực dân lỗi thời mà thế giới đã lên án !

Ông Tốt đã theo đuôi thực dân đưa ra một thứ suy luận hàm hồ, vì hễ cứ thấy nơi nào có, thì tất là “nhập cảng của nơi đó;”, bất chấp cả thời gian nơi nào có trước, nơi nào có sau, và bất chấp cả nơi nào có tính cách sản xuất nghiệp vụ và nơi nào có tính cách tiêu thụ. Vậy thì ông Tốt viết sách về văn hóa tiền sử Việt Nam, phải chăng để tìm cách dìm dập thóa mạ tổ tiên mình hay là để nối giáo cho giặc.

Nhà học giả Sauer Hoa Kỳ đã viết trong quyển Ðồng Quê:

Ðúng là nông nghiệp đã tiến triển qua 2 giai đoạn, mà giai đoạn đầu là giai đoạn của văn hóa Hòa Bình, lúa nước đã được trồng cùng một lúc với củ môn nước (khoai sọ)”.

Ðến nay tất cả các nhà khảo cổ học, sử học Hoa Kỳ như các ông C. Sauwer, R. Somhein, Trương Quang Trực (Ông Trực là người Mỹ gốc Trung-hoa), ông Jorhman và học giả Liên Xô ông N. Vavilow đều công nhận:

“Ðông Nam Á mà chủ đạo là Việt Nam đã có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm sủa, tiên tiến và nhanh chóng, sáng tạo và sống động chưa từng thấy một nơi nào khác trên thế giới”.

Chúng ta hãy nghe mấy dòng sôi nổi của ông C.O. Sauer viết trong quyển Agricultural Origins and Dispersals – Xuất bản ở New York:

“Tôi đã chứng minh Ðông Nam Á là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Ðông Nam Á, và đây là trung tâm quan trọng của thế giới về kỷ thuật trồng trọt và cải biến cây cối bằng cách tái sinh sản thực vật “.

Trước đây người ta vẫn ca tụng địa điểm văn minh tân thạch khí ở vùng Tây Á Tiểu Á và cho rằng đây là một xứ nông nghiệp xưa nhất thế giới. Vì đã có những niên đại C14 lên đến thiên niên kỷ thứ VI, thứ VII. Việc phát hiện ra nền nông nghiệp tại Hòa Bình cách đây trên 10.000 năm đã làm cho thế giới rung chuyển, chao động.

Như vậy trung tâm nông nghiệp xưa nhất không còn là vùng Lưỡng Hà mà là Ðông Nam Á mà chủ đạo là Việt Nam. Việt Nam đóng vai trò quan trọng nhất vì nơi đây là điểm phát xuất chính.

Chúng ta hãy nghe lời bình luận xác đáng của ông W. G. SOLHEIM II đã viết từ năm 1967 “Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên cứu lại nhiều cứ liệu ở lục địa Ðông Nam Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát giác ra rằng việc thuần thục hóa cây trồng đầu tiên trên thế giới đã được dân cư Hòa Bình (Việt Nam) hoàn thành vào khoảng 10.000 năm trước TC…. “
“…Rằng văn hóa Hòa Bình là văn hóa bản địa không hề chịu ảnh hưởng của bên ngoài, đưa tới văn hóa Bắc Sơn (Việt Nam)… “
“… Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Ðông Nam Á có những văn hóa tiến bộ mà trong đó đã có sự phát triển của dụng cụ đá mài láng đầu tiên của Châu Á, nếu không nói là đầu tiên trên thế giới và đồ gốm đã được phát minh…”
…Rằng không phải là sự thuần hóa thựt vật đầu tiên như ông Sauer đã gợi ý và chứng minh mà thôi. Mà còn đi xa hơn, nơi đây đã cung cấp tư tưởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau này một số cây đã được truyền đến Ấn Ðộ và Phi Châu. Và Ðông Nam Á còn tiếp tục là một khu vực tiền tiến ở Viễn Ðông cho đến khi Trung Quốc thay thế xung lực này vào ểưa đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr TC tức khoảng 1500 tr TC.” (Nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr TC tức khoảng 1500 sau khi Mông Cổ chiếm lục địa Trung Hoa non 1500 năm.)

Như đã nói trên, Trung Quốc thừa hưởng văn hóa nông nghiệp phát triển nhờ dân Bách Việt còn lại trên hoa lục. Chính nhờ sự phát triển của những sắc dân Bách Việt này mà Trung quốc rộng lớn có đủ tư cách thay thế xung lực phát triển nông nghiệp Ðông Nam Á vào khoảng năm 1500 tr TC. Như vậy chứng tỏ chính dân Bách Việt tức Việt cổ dạy Tàu nông nghiệp chứ không phải ngược lại như Trần Trọng Kim đã viết trong Việt Nam Sử Lược.

Chúng ta phải xúc động trước những lập luận rất vô tư, công bằng và rất khoa học của Solheim II, cũng như rất xúc động trước nắm gạo bị cháy dở hóa thạch đã tìm thấy ở Ðồng Ðậu Vỉnh Phú có niên đại 5.500 năm trước TC tức cách đây 7.500 năm (C14). Nắm gạo cháy dở của thời phát trịển trồng lúa nước nầy cũng chứng minh cho chúng ta rằng lúa nước đã được trồng từ rất lâu không ai biết được trước lúc nắm gạo bị cháy như ông Sauer đã cho rằng lúa nước đi đôi với nghề đánh cá.

Những sự kiện trên đây đã được công bố lên thế giới từ lâu. Với C.O.Sauer chẳng hạn trong quyển “Agricultural Orgins and Dispersals, New-York- 1952 “, với Wilhelm G. Solheim trong quyển “Southeast Asia and the West. Science vol. 157, 1967, p.899 “. Ít nhất là trước thời gian mà ông Trần Văn Tốt xuất bản quyển Introduction à lart ancien du Việt Nam bằng tiếng Pháp năm 1969. Chúng tôi nói ngay mặt ông Trần Văn Tốt rằng một trong các văn hoá tiền sử Việt Nam, văn hóa Hòa Bình của Việt Nam không phải là đứa con nuôi, con vay mượn, con hoang, hay con mồ côi, nó chính là con đẻ của văn hóa Sơn vi kéo dài từ rất xa xưa có thể lên đến 500.000 năm đến 25.000 năm tr TC. Thường người ta lấy một niên đại tượng trưng gần nhầt là 30.000 năm làm mốc trung gian. Và để tiếp tục cuộc đời, văn hóa Hòa Bình đã dẫn đưa nhanh chóng đến một nền văn hóa nổi danh thế giới của Việt Nam là văn hóa Bắc Sơn. Và từ văn hóa Bắc Sơn đến các nền văn hóa Quỳnh Văn, Bầu Tró, Hoa Lạc, Phùng Nguyên, Gò Mun, Ðồng Ðậu và cuối cùng là Ðông Sơn.

Sự liên tục của các nền văn hóa luôn được duy trì bằng những chứng minh cụ thể. Thật vậy các nền văn hóa Việt Nam cổ ngày càng được tìm thấy là có những bước tiến mạnh mẽ, những nét phát triển huy hoàng. Mãi cho đến thời Bắc thuộc lần thứ I thì, văn hóa Ðông Sơn nước ta, bắt nguồn từ thời tiền sử, bị ngưng hẳn.

Chính giặc Mông Cổ là những người đã xâm lăng các nền văn hóa tiền sử và sơ sử Việt cổ từ trên đất Trung Nguyên cho đến Việt Nam. Họ lấy hết cả, vừa đất đai, vừa công trình, vừa công cụ, vừa con người, vừa những người thợ tài giỏi Việt cổ đem về Tàu để phát triển nên nền văn hoá siêu việt của Trung Hoa sau này.

Ðồng thời cướp lấy, họ phá hoại, họ cấm cản mọi sự phát triển văn hóa địa phương của kẻ bị trị : trong suốt non 1000 năm đô hộ, họ đã cố tâm cướp đoạt, hủy hoại, cấm đoán, dìm dập và dấu diếm tất cả mọi vết tích, mọi hình thức phát triển của văn hóa lịch sử Việt Nam. Lòng đất đã được phơi bày mọi sự thật Chính sách vở và các học giả Trung Hoa hiên đại cũng đã nhìn nhận những sự thật trên.

Văn hóa Việt Nam bị tê liệt, bị biến mất do xâm lăng và cướp giật của Trung Quốc. 1000 năm quá dài, con cháu không được truyền đạt, nên dần dà người Việt Nam tự cho là mình đã được người Tàu khai hóa như các sử gia Trần Trọng Kim và Ðào duy Anh nói trên, thật là hổ thẹn với tiền nhân thay!!

Từ rất sớm, năm 1932, tại Ðại Hội Nghị Quốc tế của các nhà khảo cổ tiền sử học Viễn đông, vấn đề văn hóa Hòa Bình nước ta đã được xác nhận một cách chính đáng. Vấn đề thực tiễn là nền văn hóa Hòa Bình có mặt trên toàn thế giới. Nhưng điều quan trọng ở đây là nền văn hóa này đã được tìm thấy ở Việt Nam sớm hơn đâu cả, nghĩa là có trước những nơi khá trên thế giới và tìm thấy ở Hòa Bình một làng nhỏ Việt Nam, ở vào một thời gian xa xưa nhất (cách đây trên 16.000) đối với các nơi khác trên thế giới.

Ðiều nầy có nghĩa là người Việt cổ tại Hòa Bình Việt Nam đã có làm nên nền văn hóa Hòa Bình trước nhất trong nhân loại. Nói một cách khác, người Hòa Bình trên đất Việt Nam đã có một thời văn minh xưa nhất thế giới, đó là sự thật mà khoa khảo cổ học thế giới minh chứng và xác quyết. Thế nên khảo cổ học thế giới đã lấy tên của một làng quê Hoà Bình Bắc Việt đặt tên cho nền văn hóa này gọi là văn hóa Hòa Bình cho toàn thế giới (xem Encyclopédie d’Archéologie).

Thế là Hòa Bình tại Việt Nam đã được coi là trung tâm văn minh tiền sử đầu tiên của nhân loại về nông nghiệp lúa nước và về công nghiệp đá. Chẳng những nền văn minh tiền sử này ngang hàng với Trung Mỹ và miền Lưỡng Hà về phương diện kỹ thuật. Một điểm rất đáng hảnh diện là “Hòa Bình đã được thế giới xác nhận là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới”. Trung tâm nông nghiêp cùng chăn nuôi đầu tiên trên thế giới tại Hoà Bình Việt Nam đã có trước vùng Lưỡng Hà đến 3000 năm. Như vậy thì còn điểm nào nghi ngờ rằng nơi nào “nhập cảng” nơi nào!.

Hòa-Bình, trung tâm văn minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại trên thế giới, để rồi từ đó nền văn minh trên được lan tràn khắp vùng Ðông Nam Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Mả Lai, Thái Lan, Ấn Ðộ v.v…? Mà ở Hòa Bình là nơi sầm uất, giàu thịnh hơn đâu hết và đã có vị vua Viêm Ðế (vua nóng tượng trưng cho mùa trồng trọt), Thần nông là người đã nghiên cứu dạy nghề nông và được tôn sùng như một vị vua, và có bà Nữ Oa là người đã nghiên cứu thời tiết nắng mưa, cùng các ngày lễ, ngày Tết phù hợp.

B.S. NGUYỄN THỊ THANH

Phần 1TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và  Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới

 

 

You may also like

1 comment

TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước và  Công Nghiệp Đá Xưa Nhất Thế Giới - Người giải mã May 2, 2019 - 4:02 pm

[…] TIỀN SỬ VIỆT NAM: Việt-Nam, Trung Tâm Nông Nghiệp Lúa Nước… […]

Reply

Leave a Comment