Home Giải mã Bình minh của lịch sử ( Kì 1 )

Bình minh của lịch sử ( Kì 1 )

by noname

Việt Nam, nằm ở cuối các con sông từ cao nguyên Tây Tạng và Vân Nam đổ xuống, mở ra trước tác động của biển trên khắp lãnh thổ, ngay từ bình minh của thời tiền sử, đã là nơi gặp gỡ của các dân tộc văn hóa khác nhau, được hình thành tại chổ hay từ nơi khác đến ngang qua các thung lũng nội địa. Các nền văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn, văn minh Hòa Bình… đều khởi nguồn từ một nơi duy nhất.

Việt Nam.

Ở mỏm cùng đông nam, của lục địa Châu Á, giữa hai khối Ấn Độ và Trung Quốc đóng kín sau các dãy núi dày, bán đảo Đông Dương chịu tác động của biển từ mọi phía. Những đường nét địa hình và sông ngòi, nằm song song theo hướng bắc nam và cắt xẻ các đồng bằng thành các ô, cùng với biển vốn đóng vai trò kết nối hơn là tách biệt và kéo dài cảnh quan này tới tận Đông Nam Á hải đảo và châu Đại Dương, tất cả tạo nên sự thống nhất của lịch sử và chi phối hướng đi của các nền văn minh.

Các luồng di dân đã men theo lưu vực chật hẹp của các con sông lớn từ cao nguyên Tây Tạng đổ xuống tới định cư tại Đông Dương ngày nay. Tại đây, dân cư được định hình và hình thành các quốc gia thời nay: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Myanmar.

Khi Sông Mê Kong, con sông lớn nhất Đông Dương, khởi nguồn từ Tây Tạng, ở độ cao 5.000m. Sông đổ xuống phía nam với một lưu lượng mạnh mẽ và thất thường qua một chiều dài 4.500km, điểm đích cuối cùng là Nam Bộ, lúc đó được chia thành hai nhánh: sông Tiền Giang và sông Hậu Giang. Đích đến cuối cùng để lan tỏa sự sống.

Với lưu lượng đặc biệt lớn khi chảy qua các nước láng giềng tuy nhiên khi đến địa phận Việt Nam nhờ tác động điều tiết của biển hồ Tonle-Sap và các beng vốn là những vùng trũng rải rác dọc phần hạ lưu, nàng ấy trở nên hiền hòa và đều đặn. Khi lũ hàng năm đến, dưới tác động của mưa, dâng lên dần dần để đạt đến đỉnh điểm vào tháng 10 – tháng 11: người dân sống hai bên bờ sông bình thản chờ lũ và tìm cách thích nghi công việc của mình với lũ, người dân sống ở đây không bị áp lực phải đắp đê, nước cứ thế tràn xuống đồng bằng Việt và không ngừng làm đất đai thêm phì nhiêu.

Vào những buổi đầu lịch sử nhân loại, đầm lầy là những cản trở không thể vượt qua đối với nền nông nghiệp nguyên thủy. Chỉ khi việc cải tiến các công cụ bằng đá của người Việt được khám phá, con người mới bắt đầu cuộc chinh phục các đồng bằng mới kéo dài suốt nhiều thiên niên kỷ trước Công nguyên.

Khi nguồn nước từ Tây Tạng đổ xuống lấp đầy châu thổ sông Hồng, làm phì phiêu và tiếp thêm sự màu mỡ cho đất, lúc đó Nông Nghiệp được ra đời.

Nhiều nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)… đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới và minh chứng tằng văn minh lúa nước được biết như nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm.

Ngôi sao 5 cánh kì lạ ở Kazakhstan nhìn từ Google Maps

Được xem như cái nôi của nền văn minh lúa nước, thời kỳ nguyên thủy của tộc Việt hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

Để nói về tầm quan trọng của thời kì nguyên thủy này, tôi xin mượn lời của Carl Sauer – nhà khoa học nông nghiệp trong một quyển sách Agricultural Origins and Dispersal đã nói rằng:

” Về cái nôi của nền nông nghiệp đầu tiên, tôi xin thưa rằng ở Đông Nam Á. Nơi này quy tụ đầy đủ những điều kiện khác nhau cần thiết về vật lý thể chất, hóa học hữu cơ, khí hậu ôn hòa với cả hai vụ gió mùa, với chu kỳ mùa mưa ẩm ướt và mùa khô tạnh ráo, sông nước tiện cho việc đánh cá, địa thế này là trung tâm điểm giao thương cả đường biển lẫn đường bộ của Cựu thế giới. Không có nơi nào mà vị trí lại thích hợp và có đủ yếu tố cung cấp cho sự phát triển nền văn minh hỗn hợp giữa nông và ngư nghiệp tốt hơn nữa. Tôi (lời Sauer) sẽ chứng minh rằng ở trong vùng đất này, ngay từ khi khởi thuỷ, nông nghiệp đã gắn chặt với ngư nghiệp; rằng ở đây người ta gia súc hóa loài vật trước hết và đúng nghĩa, đấy nhất định phải là trung tâm chính của thế giới “.

Tiếp theo sau đó người ta tìm thấy nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như heo, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt,.. đồng thuận với các luận điểm các nhà khoa học – nhà nghiên cứu đưa ra trong thời kì các con vật làm sao được thuần hóa để trở thành vật nuôi trong nhà. Họ sử dụng DNA để giải mã nguồn gốc của các loài được nêu trên.

Khi nền văn hóa cự thạch phát triển, tổ tiên tạo ra các công trình bằng đá lớn cùng với các bức tranh trên vách đá cung cấp cho chúng ta những chứng tích có lẽ là xưa nhất về cuộc sống nguyên thủy. Người ta nhận ra ở đây những hình người, mặt trăng lưỡi liềm, mặt trời và các vòng tròn đồng tâm. Tất cả gọi lên ma thuật cầu mưa tại Australia, “tổ tiên loài người” của châu Phi, cặp tổ tiên được họa trong các lăng mộ của người Hán, các điệu múa của các Naga ở Assam,..

Phải chăng đây là một việc thờ cúng để tái tạo sinh lực cho đất?

Tôi tìm hiểu lịch sử của nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên có một người bình luận thời kì này mà tôi cực kì muốn chia sẻ với các bạn đó là P.Lévy ( trong quyển Quan hệ giữa các bức tranh trên vách đá của Sapa và một số sự kiện mang tính lịch sử của loài người ) .Ông viết rằng:

“Những chứng tích cuối cùng này của đá thu tóm và duy trì mãi mãi bằng hình ảnh toàn bộ thế giới hạn hẹp của những khát vọng giản đơn nhất. Trong một số nghi lễ định kỳ, dân làng thuộc các vùng lân cận tập họp trong phần sâu thẳm của các thung lũng xung quanh những tảng đá lớn ít nhiều được tiền định do hình thù của chúng. Tại đây, trong khung cảnh quen thuộc, đối diện với thửa ruộng bậc thang trải dài óng ánh dưới ánh mặt trời của vô vàng con suối nhỏ đem nước vào nguồn sống, đối diện với những ngôi làng với những vựa lúa được xếp thẳng hàng, người nông dân, lâng lâng trong cảm xúc nảy sinh từ mọi cuộc tập hợp của con người, cùng chia sẻ tất cả những gì tạo nên của ăn cho chính họ. Đưa cảm xúc thoát ra khỏi bóng tối của Quá khứ và trẻ hóa nó, họ cải tiến tương lai bằng cách mở rộng cảm xúc ra với tiếng nói, điệu bộ và nét vẽ của chính con người họ và khung cảnh xưa vốn được tổ tiên của họ nhân bản hóa”

Các công trình bằng đá lớn này có thể tìm thấy ở khắp Đông Nam Á và Thái Bình Dương, không chỉ mỗi Việt Nam.

Tương ứng với sự thống nhất về mặt tự nhiên, có một số thống nhất về mặt văn hóa, được biển chuyền tải từ bờ này đến bờ kia vào lúc những tia sáng đầu tiên của buổi bình minh lịch sử của con người ló dạng…

Đây chỉ là một trong những điều diệu kì mà thiên nhiên đã ban tặng cho dân tộc Việt xưa, thiên hùng ca này sẽ còn được tiếp diễn ở thời hiện đại bởi một trận đồ hoàn toàn khác và mang đến lịch sử niên đại mới cho nhân loại.

Phần 2: Thiên địa & Trận đồ của Việt Nam.

 

You may also like

Leave a Comment