1. Đặt vấn đề
Một số khái niệm
– “Tiềm năng” có nghĩa là năng lực tiềm tàng trong cuộc sống, những nguồn năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng có thể đã, đang và sẽ biểu hiện qua muôn hình vạn trạng của tạo vật trên mọi khía cạnh, sắc thái của vạn hữu tùy theo thiên chức nhân duyên hay sự điều tâm rèn luyện mãnh liệt.
Tiềm năng nằm ở đặc tính vật chất và ở sức mạnh tinh thần.
– Các loại tiềm năng và giới hạn của tiềm năng
Tiềm năng cuộc sống quả là vô hạn bởi tính vô hạn của cuộc sống, sự vô tận của vũ trụ và vô cùng của tâm hồn. Nhưng chung quy, dù tinh thần có đi đâu, về đâu thì kết cục vẫn thu về một mối : Chân (lý), Tâm (tình), Chân (thực), Không (tức là tự do)…
– Bản chất cuộc sống của con người
Con người là thể hài hòa giữa bản năng (tự nhiên) và nhân tính (nhân loại), giữa tinh thần và vật thế, giữa cá nhân với môi trường (tự nhiên và xã hội). Cho nên cuộc sống chẳng qua là sự trao đổi của những luồng tâm tư (Vivekananda) hay cuộc sống đích thực của con người là văn hóa tinh thần (F. Hegel).
– Nhu cầu phát triển tiềm năng
Cuộc sống là một sự vận động không ngừng mà bản thân con người luôn có khát vọng tự thân tìm ra chân lý trường tồn, cội rễ của mọi hạnh phúc. Trên con đường tiệm cận tính đích thực, người ta biểu lộ khả năng trong mọi khía cạnh, phát triển nhận thức không ngừng và do đó tiềm năng của chúng ta luôn luôn được đơm hoa kết trái trong cuộc sống. Có điều làm sao cho chúng được chan hòa, giao cảm một cách vô tư, hồn nhiên rộng rãi và hết khả năng.
Ngày nay, trong thời đại biến chuyển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kinh tế tri thức và văn hóa thông tin, việc khai phóng tiềm năng có vai trò quyết định đến sự phát triển của bản thân và xã hội, bảo đảm khả năng bền vững cho cuộc sống rộng mở.
– Vị trí, vai trò của con người trong cuộc sống
Cũng như mọi tạo vật khác, con người có đầy đủ những bản năng tồn tại bình hòa với những nhu cầu tối thiểu. Nhưng hơn hẳn muôn tạo vật khác, con người có ý chí, tư tưởng và nhận thức, có khát vọng cao cả và có tình yêu rộng mở. Chính “tư tưởng tạo nên sự cao cả của con người” và tâm tình yêu thương không ngừng tăng tiến đã “biến những điều không thể thành có thể”. Cho nên, việc khơi dậy tiềm năng con người thực chất là làm thức dậy khả năng tự nhiên bình hòa vốn có và phát triển tâm tình hướng tới những khung trời mỹ cảm cao sáng.
2. Tiềm Năng – Suối nguồn của các thành tựu khoa học
Phải thừa nhận một thực tiễn rằng mọi thành tựu khoa học đều được kết trái, chín mọng từ những bông hoa tiềm năng nở rộ và tỏa hương. Mọi dấu ấn nhận thức, hiểu biết và thành công trong cuộc sống đều chan chứa năng lượng tâm thức được dồn nén (hoặc khai phóng) của con người. Trước vẻ đẹp sững sờ của thiên nhiên, trước những đặc tính kỳ diệu của tạo vật và những khát vọng vươn lên của tinh thần, con người điều tâm, tỏ lòng và quên mình hướng tới những bản sắc đó để giao duyên cảm ứng và hội thông, từ đó mà khơi dòng cho những nghệ thuật hay giai điệu bổng trầm. “Tay người như có phép tiên, Trên nền tre lá dệt nghìn bài thơ” (Nguyễn Đình Thi).
Như trên đã trình bày, khoa học là hệ thống những hiểu biết về quy luật phát triển của đời sống… mang những giá trị tinh thần. Cho nên trước hết tiềm năng của cuộc sống chính nằm ngay trong tinh thần, trong những quy luật tâm – sinh lý của thiên nhiên vũ trụ. Cho nên để khai phóng tiềm năng thì hệ thống hiểu biết phải đồng điệu với những thổn thức của tự nhiên, duyên tình của đất trời và tinh thần của tạo hóa.
2.1. Những trước tác cổ xưa kết tinh sự gắn kết: Thiên địa nhân – Tam tài vị nhất thể?
Ý nghĩa và giá trị của “Hệ thống hiểu biết những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy ”
Ngày xưa, nhà bác học cổ đại lừng danh Aristotle với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho tới tận ngày nay: Phép siêu hình, Luân lý học, Vật lý học, Bàn về công cụ, Bàn về linh hồn… Thuở còn trẻ ông không tin và phản kháng, cự tuyệt khi người thầy vĩ đại Plato giảng giải về thế giới tâm linh, thế giới tinh thần : “Đối với ta Plato thật là đáng quý nhưng chân lý còn đáng quý hơn”. Ấy thế mà sau bao năm hướng trí tuệ của mình ra ngoài, vào những hiện tượng, sự việc đang diễn ra trong cảm giác, trong quá trình soi rọi tới những nơi sâu kín cơ thể sinh vật và vô sinh, những huyền bí của vũ trụ, với bao kinh nghiệm từng trải ông lại trực giác “tất phải có một cái gì vĩnh hằng và bất động đã làm cho trời và vạn vật trên trái đất chuyển động”. ông tin tưởng mãnh liệt vào “nguồn động lực ban đầu” nơi trú ngụ của trí tuệ. Ông là người luôn luôn đề cao đạo đức, luân lý trong đời sống và hành vi.
Giới y học chẳng mấy ai không biết đến danh y người Hy Lạp cổ Hyppocrate. Ông nổi tiếng với phương pháp chữa bệnh yêu cầu con người phải hướng tới sự thân thiện với thiên nhiên môi trường để nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, tránh tất cả những gì cản trở đến khả năng tự điều chỉnh tự chữa, đem lại sức khỏe tự nhiên cho cơ thể. ông còn trở nên nổi tiếng với đạo đức y học, với lời thề Hyppocrate mà các thầy thuốc trước đây phải tuyên đọc trước khi ra trường. Đại lược những lời thề đó như sau: “Tôi xin thề trước Apollon – thần chữa bệnh, trước Esculape – Thần y học, trước thần Hygie và Panacee… tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để:
1. Coi thầy học ngang hàng với cha mẹ.
2. Sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tránh mọi điều xấu và bất công…
3. Sẽ không trao thuốc độc cho bất cứ ai… không trao thuộc cho bất cứ phụ nữ nào những viên thuốc sẩy thai…
4. Sẽ suốt đời hành nghề trong vô tư và thân thiết…
5. Sẽ không làm phẫu thuật có thể gây biến chứng vô sinh, mà để những công việc đó cho người chuyên khoa.
6. Dù vào bất kỳ nhà nào cũng chỉ vì lợi ích người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa cố ý và đồi bại.
Phương pháp chữa bệnh của ông và lời thề Hyppocrate cho đến nay càng có ý nghĩa thời sự bởi như Giáo sư Mariano de Castex đã nhận xét tại Hội nghị quốc tế về nội khoa ở Buenos Aires (1964)? ” Những năm gần đây, trước sự xâm lấn của kỹ thuật học – khoa học vào Nội khoa… đã làm mất nhân tính của người bệnh và mất tư cách của người thầy thuốc… Trước tình hình đó, truyền thông lâm sàng cổ điển – đại diện là Y học Hyppocrate – đã đứng lên bênh vực đặc quyền của quan sát lâm sàng sáng ngời bởi uy tín của 25 thế kỷ vô cùng phong phú!”.
Người khỏe có ngàn ước mơ nhưng người ốm chỉ có một ước mơ: khỏe mạnh! Để đạt được những trạng thái tất lành về sức khỏe, thể chất và tâm lý, Cổ thư Trung Hoa đã dạy rằng con người ta phải thuận theo sinh khí của trời đất: “Thuận trời thì sống, chống trời thì chết”.
– Mùa xuân: “Khí” của trời đất mới nảy sinh, khí của người ở kinh mạch. Nên dậy sớm, đi lại thong thả, không vấn tóc, không mặc đồ chật, tâm trí thảnh thơi. Làm được như vậy là hợp với khí xuân. Can (gan) khổ về sự thái quá, ăn ngọt để hoãn lại.
– Mùa hạ: “Khí trời – đất” giao nhau, muôn loài đều tốt tươi, nở hoa kết trái. Khí của con người ở tồn lạc – cơ nhục. Nên dậy sớm chớ ngại ngày dài. Tránh giận dữ để thần khí thư thái. Đầu mùa hạ: Tâm (tim) khổ về sự hoãn lại, kịp ăn chua cho thâu lại. Trường hạ: Tỳ (lá lách) khổ về thấp, ăn vị đắng cho khô ráo.
– Mùa thu: “Khí” trời lạnh ráo, “khí” đất trong sáng. Khí của người ở bì phu. Nên dậy sớm cho người yên bình. Phế khô do nghịch khí, ăn cay cho tiết đi.
– Mùa đông: “Khí” trời bế tàng, nước giá lạnh (đóng băng), mặt đất nứt nẻ. Khí con người ở cốt tủy, không nên làm nhiều động dương khí, nên ngủ dậy muộn. Tránh nơi rét gió lùa, đừng để da thịt hở nhiều khiến cho khí như ẩn dữ. Thận khô vì táo, ăn mặn để cho nhuận.
Trong không khí hòa thuận với thiên nhiên, khoa học kỹ thuật có cơ hội phát triển rực rỡ và trở thành công cụ sắc bén cho những con người thông thái trên con đường cầu thị chân tri.
2.2. Những thành quả khoa học hiện đại hay “Những con đường phương pháp, cách lối… phù hợp với chân lý khách quan và thực tiễn đời sống” và cảm nhận của một số bác học lừng danh.
– Tính chất tương đối của không – thời gian:
Năm 1905, Albert Einstein công bố “Lý thuyết tương đối đặc biệt” của mình và làm đảo lộn toàn bộ các khái niệm chính của Newton về thế giới. Theo lý thuyết này, không gian không phải là ba chiều và thời gian không phải là riêng rẽ, cả hai liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên một thể liên tục vô tận (continuum) bốn chiều “Không – thời gian”. Không thể không nói đến không gian mà không có thời gian và ngược lại, không có dòng chảy phổ biến của thời giàn: thời gian không tuyến tính cũng không tuyệt đối, nó uốn lượn theo lăng kính không gian, thời gian là tương đối.
Trong continuum không – thời gian, Einstein nói rõ rằng tính chất tuyến tính, biểu kiến của sự kiện tùy thuộc vào người quan sát. Như vậy không gian nào thời gian ấy, mỗi một không gian có một dòng thời gian tương ứng, thời gian là một tọa độ của không gian. “Độ dài” của không gian ở các thời gian khác nhau sẽ khác nhau.
Một hệ quả quan trọng của thuyết Tương đối là vật chất và năng lượng (dạng hạt sóng) có thể chuyển hóa cho nhau, khối lượng là một hình thức của năng lượng (khối lượng chứa dựng những năng lượng tiềm tàng, kết tinh cố kết trong vật chất liên kết). Vật chất là hình thái của năng lượng chuyển động chậm lại hay kết tinh lại. Do vậy không gian tràn ngập năng lượng “mỗi bước tiến của ta lại gặp phải bức tường không gian vô tận”. “Từ nay trở đi, một mình không gian riêng biệt và một mình thời gian riêng biệt đều phải lùi vào bóng tối và chỉ có một dạng kết hợp nào đó của cả hai đại lượng này được tồn tại một cách độc lập mà thôi”.
Quan điểm Toàn đồ (hay Toàn thể) về không gian
Từ nửa đầu thế kỷ XX, thuyết sóng – hạt lưỡng nguyên về ánh sáng (lý thuyết De Broglie) cho thấy hạt có thể cùng lúc là sóng bởi vì chúng không phải sóng thể chất thực như sóng âm hay sóng nước. Sóng xác suất không đại diện cho xác xuất đồ vật mà cho xác suất của các mối liên hệ tổng thể nhiều hơn. Mặc dù nó là khái niệm khó hiểu theo quan niệm tĩnh, còn về quan điểm động biến thì không có đồ vật nào như thể là “đồ vật” cả. Cái mà ta dùng để gọi là “đồ vật” thực ra là “sự kiện lịch sử” hoặc đường mòn đã trở thành thói quen.
Thế giới cũ của các không gian, vật thể và các quy luật quyết định của tự nhiên giờ đây hòa vào một thế giới mô hình dạng sóng các mối liên kết. Toàn bộ không gian vũ trụ hiện ra như một mạng lưới năng động các mỏ hình năng lượng không thể tách rời. Vậy là vũ trụ được xác định là một tổng thể năng động không thể chia cắt về thực chất tổng thể này cũng bao gồm cả người quan sát.
Nếu vũ trụ là một mạng lưới năng lượng, một phổ tổng thể hài hòa thì không có vật gì riêng rẽ cả. Do đó, chúng ta hay mỗi cá thể không phải là những phần tử nào tách rời mà cũng là một tổng thể.
Trong cuốn sách Trật tự bao hàm, Tiến sĩ David Bohm đã nói rằng không thể phát hiện được những định luật vật lý chủ yếu bởi một nền khoa học mang mưu đồ đập vỡ thế giới từng phần. Ông cho rằng có một “trật tự bao hàm tiềm tàng” tồn tại trong trạng thái tiềm tàng và nó là cơ sở cho mọi thực tại hiển nhiên dựa vào, cái thực tại hiển nhiên là “trật tự bộc lộ biểu hiện”. Các phần nhìn thấy ở trạng thái liên kết trực tiếp với nhau, trong đó các mối quan hệ động lực của chúng tùy thuộc một cách bất biến vào trạng thái của toàn hệ thống… Do vậy người ta đi đến một ý niệm mới về tính trọn vẹn không sứt mẻ, nó phủ nhận những ý tưởng cổ điển về tính phân tích được của thế giới thành những phần riêng rẽ và tồn tại độc lập. Tiến sĩ Bohm cho rằng quan điểm toàn đồ về vũ trụ là vị trí xuất phát để bắt đầu tìm hiểu các trật tự bao hàm tiềm tàng và các trật tự bộc lộ biểu hiện. Khái niệm toàn đồ nói rõ rằng mỗi phần là đại diện chính xác của tổng thể và có thể dùng để xây dựng lại toàn đồ trọn vẹn.
Năm 1979 Denis Gabor nhận giải thưởng Nobel về xây dựng toàn đồ đầu tiên. Đó là bức ảnh chụp không dùng ống kính trong đó một trường ánh sáng đo một vật tỏa ra được ghi lên một hình ảnh ba chiều. Mỗi phần của toàn đồ là đại diện chính xác của tổng thể và có thể xây dựng lại bức ảnh trọn vẹn.
TS. Kim Pribram, nhà nghiên cứu về não nổi tiếng, trong suốt một thập kỷ đã tích lũy được nhiều bằng chứng nói lên cấu trúc sâu của não thực chất là toàn đồ. Ông cho biết các nghiên cứu từ phòng thí nghiệm dùng vi phân tích tần số thời gian hoặc không gian đã chứng minh rằng não cấu trúc nên thị giác, thính giác và xúc giác một cách toàn đồ. Thông tin được phân bố trong toàn bộ hệ thống, do đó một mẩu nhỏ cũng tạo ra được thông tin của tổng thể. Pribram dùng mô hình toàn đồ để không những mô tả não mà mô tả cả vũ trụ cũng được. Ông cho biết não sử dụng một quá trình toàn đồ để tách ra khỏi một lĩnh vực toàn đồ vượt trước cả không gian và thời gian. Các nhà cận tâm lý học đã tìm tòi từ năng lượng cơ thể truyền đi qua thần giao cách cảm, cách không khiển vật, chữa trị. Từ quan điểm vũ trụ toàn đồ, những sự kiện này xảy ra từ những tần số vượt trước thời gian và không gian, không phải là chúng được truyền đi. Tiềm lực của chúng là đồng thời và có khắp mọi nơi.
Mỗi một con người là một toàn đồ, một tổng thể phổ quát. Về mặt vật lý chúng ta cần có điểm tựa, đó là không gian sống, không khí, dinh dưỡng, môi trường trao đổi chất và trau dồi, rèn luyện bản thân… Về mặt văn hóa, tinh thần chúng ta có nhiều vị thế, chức năng quan hệ khác nhau, quan hệ giữa nội giới – ngoại giới, trí tuệ – văn hóa, gia đình, họ hàng, bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp, .đoàn thể xã hội, công việc. Về mặt trường, mỗi người có một trường sinh học, từ trường, trường tâm thần, các trường này liên kết với vũ trụ thông qua các kinh mạch, huyệt, luân xa…
Không gian theo quan điểm toàn đồ phù hợp với chứng nghiệm về không gian trong thiền định sâu xa, như đạo sư Govinda đã nhận xét trong tác phẩm nổi tiếng Con đường mây trắng: “Và khi nói tới cảm giác về không gian trong thiền định thì ở đây ta có một kích thước hoàn toàn khác về không gian. Trong sự chứng thực về không gian này, cái trước cái sau trở thành những cái đồng thời, những cái cạnh nhau trong không gian. Rồi cái đó cũng không tồn tại mà thành một thể liên tục sinh động trong đó bao gồm cả không gian và thời gian”.
Các Trường phát sinh Hình thái
Rupert Sheldrake – tác giả cuốn sách Một khoa học mới về sự sống đã đưa ra ý kiến là mọi hệ thống được điều chỉnh không chỉ bằng năng lượng đã biết và các yếu tố vật chất mà còn bằng những trường cấu tạo vô hình. Những trường này là nguyên nhân bởi vì chúng làm những sơ đồ cho hình thái ứng xử. Những trường hợp này không có năng lượng, với nghĩa thông thường của từ, bởi vì tác động của chúng vượt qua những hàng rào thời gian và không gian thường vẫn gắn với năng lượng. Nghĩa là tác động của chúng lên chúng đúng là mạnh bằng nhau khi ở xa cũng như khi ở sát bên.
Theo giả thiết này, bất cứ lúc nào một thành viên của một loại động vật học được một ứng xử mới thì Trường nguyên nhấn của loài đó có thay đổi ít nhiều “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Nếu ứng xử này được lặp đi lặp lại trong thời gian đủ lâu thì “cộng hưởng hình thái” của nó tác động lên toàn bộ loài động vật đó Sheldrake gọi ma trận vô hình này là Trường phát sinh Hình thái (morphogenetic field). Tác động của từ trường này bao gồm cả “tác động từ xa” trong cả không gian và thời gian (có lẽ sự e ngại loài người của các loài hổ, báo, sư tử… có nguyên nhân từ loại trường này). Hơn cả hình thức vốn xác định được bằng các quy luật vật lý nằm ngoài thời gian, nó tùy thuộc vào cộng hưởng hình thái vượt qua thời gian. Điều đó có nghĩa là các trường hình thái có thể lan truyền qua không gian và thời gian và các sự kiện trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến các sự kiện khác ở bất cứ nơi nào (có lẽ sóng tư duy trong môi trường Chân không tuyệt đối là tác nhân của sự tác động này). Một ví dụ về điều này đã được Lyall Watson cho thấy trong cuốn sách “Dòng đời sinh học của ý thức” trong đó ông mô tả cái mà hiện nay người ta gọi đại chúng là “Nguồn gốc con khỉ thứ 100”. Watson thấy rằng một thời gian sau khi một tốp khỉ học được một ứng xử mới thì bỗng nhiên một số khỉ khác sống trên những hòn đảo khác cũng biết ứng xử như thế trong khi không hề có trao đổi thông tin bình thường giữa chúng và tốp khỉ nói trên. TS. David Bohm trong tạp chí Revision nói rõ rằng điều tương tự cũng thực sự xảy ra đối với vật lý lượng tử. Ví dụ thí nghiệm Einstein Posolsky-Rosen đã cho thấy rằng vẫn có những liên kết không phải tại chỗ hay những liên kết siêu tinh vi của các hạt tế vi ở xa nhau. Như vậy ắt là có sự nguyên vẹn hệ thống đến nỗi không thể quy trường cấu tạo hạt riêng rẽ, mà chỉ quy được cho tổng thể. Do đó điều gì sẽ xảy ra cho các hạt ở xa nhau khi có thể tác động lên trường các hạt khác Bohm nói rằng “khái niệm các định luật phi thời gian chi phối vũ trụ dường như không đứng vững mà bản thân thời gian là một phần tất yếu của sự phát triển”.
Thực tại đa chiều (theo Bàn tay ánh sáng)
Một nhà vật lý tên là Jack Sarfatti – trong công trình Các hệ thông năng lượng tâm lý – đưa ra giả thuyết rằng phương thức mối liên kết “Siêu sáng” có thể tồn tại là thông qua một bình diện cao hơn thực tại. Ông gợi ý rằng các “vật” liên kết với nhau hơn trên một bình diện cao hơn thực tại, “lên trên” của cái ta, và những vật nằm trong bình diện đó liên kết với nhau thông qua một bình diện cao hơn nữa. Nhờ đạt tới bình diện cao hơn mà ta có thể có khả năng hiểu được mối liên kết tức thời hoạt động như thế nào.
Khám phá mới về sự tác động màu nhiệm của từ trường
Gần đây, các thí nghiệm được tiến hành ở Trung tâm nghiên cứu Khoa học Novôxibia (Nga) dưới sự chỉ đạo của Viện sĩ V.Kaznachev dẫn tới những khám phá mới về tính chất kỳ diệu của từ trường đối với cơ thể sống trên trái đất. Các thí nghiệm đó chứng tỏ trong các cơ thể sống tồn tại một hình thái sống khác gọi là Hình thái từ trường. Để phân biệt sự khác nhau giữa hình thái từ trường với hình thái sinh học thông thường các nhà khoa học đã thiết kế một camera đặc biệt có tác dụng tách ly từ trường, trong đó có thể giảm cường độ từ trường của Trái đất hàng trăm nghìn lần, thậm chí hàng triệu lần.
Các nhà khoa học làm thí nghiệm đưa các tế bào vật chất sống vào trong camera không cách ly từ trường và họ phát hiện thấy các cấu trúc từ trường của tế bào biến mất, tiếp đến là các protein cũng bị chết. ở thế hệ thứ 4 hay thứ 5, các tế bào không còn thể hiện tính chất đặc trưng của trường sinh học vẫn tồn tại xung quanh cơ thể sống. Còn cấu trúc thông thường của tế bào trong camera cách ly từ trường có thể tồn tại đến thế hệ thứ 10 hoặc thứ 12.
Tác động của yếu tố đó với các hệ thống sinh học lớn, như máu các cơ thể sống chẳng hạn, lại còn rõ ràng hơn. Thí dụ, con người khi ngồi trong camera cách ly từ trường trong khoảng 20 – 30 phút, trong não của họ diễn ra quá trình thay đổi không thể đảo ngược được.
Nguyên nhân ở đây có thể là trong khoảng thời gian ngắn trong camera cách ly từ trường cũng có tác dụng tốt đối với tâm sinh lý con người. ở họ có sự phát triển có tính chất bùng nổ về trí tuệ. Thí dụ, trẻ em đã qua “xử lý” trong camera này bỗng nhiên có những khả năng kỳ lạ. Một em bé không biết vẽ, đột nhiên có khả năng vẽ như một họa sĩ. Một trẻ khác thường ít nói và viết chậm chạp đột nhiên có khả năng làm thơ và nói năng hoạt bát hơn. Bản thân Viện sĩ V.Kaznachev cũng đã từng tự làm thí nghiệm trong camera cách ly từ trường. ông nhận thấy trong con người ông diễn ra những thay đổi kỳ lạ. Trong trí tưởng tượng của ông tự nhiên xuất hiện hình ảnh mới lạ và những ý tưởng siêu phàm mà trước đây ông không có. Một số bạn bè của ông sau một thời gian ngắn ngồi trong camera cách ly từ trường cũng cảm thấy những thay đổi tương tự. Kết quả nghiên cứu của Viện sĩ V.Kaznachev được củng cố thêm bằng kết quả gần đây của các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Năng lượng nguyên tử Đúp-na (Nga) và Viện nghiên cứu Sinh học ở Kiep (Ukraina). Họ đã làm thí nghiệm với nhiều hạt giống đã qua xử lý một thời gian trong camera cách ly từ trường. Các camera đó đã làm giảm cường độ từ trường Trái đất xuống 1000 lần. Các camera cách ly từ trường đã làm chậm sự phát triển của hạt giống xuống 33% đến 41%. Trong đó có 1/3 tế bào được phân chia. Hiệu ứng xảy ra là do quá trình trao đổi muối và nước bị ngừng trệ, tế bào bị dãn nở do không có canxi và mitonhondri – một kiểu nhà máy điện nhỏ xíu cung cấp năng lượng cho tế bào.
Loài chuột được đem đi làm thí nghiệm cũng để lại những kết quả khá thú vị. Chúng được chia làm hai loại: Một loại để trong camera cách ly trong suốt 90 ngày. Loại thứ hai để trong camera cách ly 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần trong suốt 90 ngày. Phản ứng của loài chuột cũng giống như sự phát triển đột biến các khả năng của con người sau khi ngồi một thời gian ngắn trong camera cách ly từ trường.
Như vậy, đối với động vật cũng như đối với con người, việc cách ly khỏi từ trường Trái đất để lại một dấu ấn không thể xóa được. Đây là một vấn đề khoa học cần được nghiên cứu đầy đủ. Hiện nay các công trình đó đang được tiếp tục và Giáo sư, Tiến sĩ Iuri Grigorep làm việc tại một Viện nghiên cứu Sinh học – Vật lý đã thu được kết quả đầu tiên chứng tỏ nếu con người hằng ngày có mặt trong môi trường thiếu từ trường sẽ có thay đổi xấu trong hệ thần kinh như dễ xúc động, dễ rơi vào tình trạng xung đột. Ông cũng cho rằng cần phải đặc biệt chú ý đến sự nhạy cảm của phôi và hệ thống miễn dịch đối với các yếu tố từ trường trong môi trường sinh thái.
Về những hiệu quả tác động xấu của môi trường, trong đó từ trường Trái đất bị giảm, đối với con người là một vấn đề cần được nghiên cứu một cách thích đáng để bảo vệ sức khỏe của những hoạt động trong môi trường bị cách ly khỏi từ trường Trái đất. Đối với những người này cần phải có thời gian thích đáng tiếp xúc với khí trời tự nhiên sau giờ làm việc và phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để củng cố hệ thống miễn dịch. (Trích từ KCM-11-1998. LMQ dịch từ Priroda I Chelovec, N.3.1998).
Năng lượng hấp dẫn và nền văn minh “hấp dẫn”
Từ thời Niutơn (Newton) với sự phát minh ra định luật Vạn vật hấp dẫn, biết bao trí tuệ khoa học theo đuổi tham vọng tìm hiểu bí mật của lực hấp dẫn. Một số người giải thịch lực hấp dẫn là lực điện, một số khác lại cho đó là lực từ. Một loại ý kiến thứ ba lại cho rằng đó là lực cơ học. Gần đây kỹ sư người Nga tên là Alekxây Miteshov đưa ra một giả thiết cho rằng các vật hút nhau bởi lực hấp dẫn bao gồm cả ba thành phần: điện lực, từ lực và các cơ lực. Với quan niệm mới đó ông đã thành công trong việc sáng chế ra các phương pháp khai thác năng lượng hấp dẫn và mở ra triển vọng tạo được nguồn năng lượng vô tận trong tương lai. Sáng chế của Miteshov dựa trên cơ sở hiệu ứng áp điện, một hiệu ứng kết hợp lực điện và lực từ. Nếu tác động một lực từ lên tinh thể thạch anh trong tinh thể xuất hiện điện thế có thể tạo ra dòng điện. Trong thực tế hiệu ứng áp điện đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Thí dụ đơn giản và thông thường nhất là sử dụng hiệu ứng áp điện tạo ra tia lửa điện dùng trong bếp ga, bật lửa ga.
Nhóm các nhà kỹ thuật do kỹ sư Miteshov đứng đầu đã sáng chế ra phương pháp sử dụng vật liệu áp điện gắn vào bánh xe ô tô hoặc bánh xe tàu hỏa đế tạo ra dòng điện có thể cung cấp năng lượng đủ để duy trì chuyển động cho chính bản thân các phương tiện đó. Đồng thời họ đã sáng chế ra các loại ắc quy siêu mạnh để tích trữ điện năng khởi động ô tô và tàu hỏa. Khi ô tô và tàu hỏa đã chuyển động, dưới tác dụng của trọng lực, chất áp điện sẽ tạo ra dòng điện để cung cấp cho các động cơ điện đẩy ô tô và đoàn tàu tiếp tục chuyển động. Các ắc quy công suất siêu mạnh và gọn nhẹ sẽ tích trữ năng lượng dư thừa. Với các bình ắc quy gọn nhẹ có kích thước tương đương với chiếc cặp xách tay có thể tích trữ năng lượng đủ để dùng cho một căn hộ nhiều phòng trong vòng một tháng, kể cả việc sưởi ấm mùa đông. Sáng chế của nhóm kỹ sư Miteshov tạo ra những ắc quy có điện dung lớn gấp hàng nghìn lần so với ắc quy thông thường và có thời gian hoạt động an toàn trong vòng 25 năm.
Người sáng chế ra loại ắc quy đó là ông Khortov thuộc Viện nghiên cứu Khoa học – Kỹ thuật ở Nga. Ắc quy của ông đã được bán ra trên thị trường. Theo dự báo, trong tương lai, toàn bộ các phương tiện giao thông vận tải bánh lốp và bánh sắt sẽ vừa chuyển sang chế độ tự động cung cấp năng lượng để chuyển động, vừa tạo ra nguồn dự trữ để cung cấp cho toàn bộ nền công nghiệp. Mạng lưới giao thông vận tải sẽ có thêm một chức năng mới đó là sản xuất điện năng. Mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới của nước Nga có thể đảm bảo năng lượng cho quốc gia rộng lớn này. Sẽ có các đoàn tàu và ô tô chuyên dụng làm nhiệm vụ sản xuất điện năng.
Theo nhận xét của Miteshov, năng lượng hấp dẫn còn mở ra một khả năng hoàn toàn mới trong công nghệ truyền thông và thậm chí còn mở ra một kỷ nguyên mới gọi là kỷ nguyên của Nền văn minh hấp dẫn. Nền văn minh này sẽ thay thế nền văn minh thông tin hiện nay vẫn đang đe dọa loài người bởi nền bức xạ điện từ rất lớn đang lấp đầy môi trường và tác động xấu đến sức khỏe con người. Trong nền văn minh hấp dẫn thông tin được truyền đi nhờ sóng hấp dẫn (hay là sóng tư duy – HVK). Đó là giao động cực kỳ yếu của lực trọng trường với độ lớn nhỏ hơn hàng tỉ lần so với bản thân trọng lượng cơ thể con người. Từ trước tới nay, các nhà khoa học vẫn tìm kiếm sóng hấp dẫn nhưng thất bại vì quan niệm chưa đầy đủ về lực hấp dẫn. Về thực chất, sóng hấp dẫn là tổng hợp các dao động cơ học và mọi dao động khác. Thí dụ khi ta đấm mạnh bàn tay lên mặt bàn, dao động cơ học được truyền xuống mặt đất và có thể tác động trên một khoảng cách rất xa bằng một cảm biến siêu nhạy cơ thể ghi nhận được dao động đó ở cự ly cực lớn. Hiện nay người ta đã chế tạo được cái máy đo cơ thể ghi nhận được bước chân của con người từ xa hàng trăm mét. Sắp tới độ nhạy của các thiết bị đo cơ thể tăng lên hàng nghìn lần. Dao động của các phân tử không khí cũng tạo nên những thay đổi của lực hấp dẫn và cơ thể được sử dụng để truyền thông tin đến một khoảng cách tùy ý. Ngoài ra, thông tin có thể truyền qua chân không nhờ sóng microlepton vốn là một trong những thành phần của sóng hấp dẫn.
Bằng các chất áp điện cũng có thể tạo ra các máy thu phát sóng hấp dẫn chỉ bằng cỡ hạt đậu để hai người ở cách xa nhau trò chuyện với nhau như thể dối diện với nhau. Độ nhạy của các máy đo đó lớn đến mức có thể ghi nhận được áp lực của sóng tư duy phát ra từ bộ nãocon người. Sóng tư duy có thể tạo ra các dao động cơ học và dao động microlepton. Nếu thành phần dao động cơ học có thể bị suy giảm khi truyền qua khoảng cách lớn thì sóng microlepton nhờ hấp thụ năng lượng từ môi trường xung quanh có thể truyền đi từ khoảng cách rất xa mà không bị suy giảm. Cơ chế này giống với cơ chế chuyển động của các photon ánh sáng khi vượt qua khoảng cách xuyên vũ trụ. Theo đánh giá của kỹ sư Miteshov, một khi thiết bị thu phát sóng hấp dẫn được chế tạo thì loài người có thể giao tiếp với nhau không chỉ bằng lời nói, chữ viết mà cả bằng sóng tư duy. Và lúc đó thì sẽ không còn một bí mật nào được giữ kín trong đầu. Sẽ xuất hiện một nền văn minh thân thiện, bởi lẽ bất kỳ ai có ý định làm điều ác thì cũng sẽ bị phát hiện từ trong ý nghĩ. Đó là thành tựu cao cả về mặt đạo đức của nền văn minh hấp dẫn. LMQ (Theo Con người và thiên nhiên, N.l.1998. Bài đăng trong Tạp chí Khoa học – Công nghệ – Môi trường 6/1998).
█
Trường sinh học nhân thể (Trích trong Bàn tay ánh sáng)
Trong những năm gần đây, việc chụp ảnh được trường sinh học của các sinh vật, đặc biệt là của con người, cho thấy thiên xướng thành tượng là trường sinh học bao gồm ba bình diện thực tại trong đó ta hiện hữu: tương xứng với 7 mức hào quang, 7 bình diện tâm linh:
Biểu hiện của ý thức Diễn đạt của ý thức
7. Mức ketheric mẫu – Các khái niệm cao cấp – Tôi biết tôi hiện hữu
6. Mức thượng giới – Các cảm nghĩ cao cấp – Tôi yêu thương tất cả
5. Mức etheric mẫu – Các ý chí cao cấp – Tôi thích. tôi muốn
Bình diện tinh tú
4. Mức tinh tú – Các xúc cảm đối cách – Tôi yêu thương như mọi người
Bình diện thể chất
3. Mức tâm thần – Tư duy – Tôi tư duy
2. Mức cảm xúc – Các xúc cảm cá nhân – Tôi cảm nghĩ bằng xúc cảm
1 Mức etheric – Cảm giác thể chất – Tôi cảm nghĩ bằng thể chất
0 Mức thân thể – Hoạt động thể chất – Tôi tồn tại, tôi tiến triển
Quan hệ giữa các bình diện trường hào quang của nhân thể được mô phỏng như sau: Cơ thể etheric mẫu là khuôn mẫu của cơ thể etheric. Cơ thể này (etheric) lại là khuôn mẫu của cơ thể vật lý.
Động lực của quá trình sáng tạo cuộc sống có thể được giải thích như sau:
Ở mức thứ 7 ketheric, ý thức biểu hiện bằng những khái niệm hiểu biết và các hệ thống niềm tin (hiểu biết siêu phàm, toàn thể, niềm tin không thân – không sơ, không tốt – không xấu – không thiện – không ác…). Đây là nơi mà xung lực sáng tạo sơ khởi bắt đầu từ hiểu biết của bạn, hoàn toàn không phải hiểu biết tuyến tính mà là hiểu biết hợp nhất. Từ mức ketheric có sự biến suy (hay cô đặc) ý thức để hình thành “mức thượng giới” mà ở mức này, ý thức tự nó biểu hiện bằng những cảm nghĩ cao cấp như yêu thương tất cả, nghĩa là yêu thương vượt qua tính đồng loại và quan hệ thân quen để đi tới chỗ yêu thương mọi cuộc đời, mọi sự vật… Tuy nhiên, mức này lại tiếp tục biến suy (để tự biểu hiện năng lực) một phần để hình thành mức etheric mẫu – mà trong đó ý thức tự nó biểu hiện như một ý chí cao cấp mà với nó ta sẽ đưa sự vật vào hiện hữu nhờ khả năng định danh và định nghĩa các sự vật.
Ở bình diện tâm linh là những thế giới của sự vĩnh hằng về tính chân – thiện – mỹ vừa rực rỡ sáng chói, đẹp diệu kỳ và tràn ngập tình yêu thương sự hấp dẫn …
Bình diện tinh tú có cái biểu hiện như sau: các vật thể có hình thái lỏng,ánh sáng do các vật thể bức xạ hơn là phản chiếu trước tiên từ các vật thể … ở mức tinh tú, ý thức được trải nghiệm như những xúc cảm mạnh vượt ra khỏi bản ngã và những xúc cảm khác để bao gồm nhân loại. ở bình diện này, một thế giới cao hơn bình diện thể chất là hình thái có đặc trưng riêng rẽ từng phần của mức etheric mẫu, nơi diễn ra cuộc hành trình tinh tú và các bức xạ tác động. Vì vậy, để thực hiện hành trình đó, chỉ cần mỗi người tập trung vào nơi mình muốn đi và luôn tập trung vào vị trí đó. Phương hướng thay đổi theo tiêu điểm nếu bạn thay đổi cả phương hướng của mình.
Bình diện thể chất là hình tượng được khuôn đúc cô đặc nhất của năng lượng. Ở mức tâm thần, cái hình thái tư duy về cái tôi, bản ngã riêng biệt được hình thành,ở mức này, cái Tôi được tư duy rất tuyến tính.
Ở mức cảm xúc, ý thức biểu hiện bằng những xúc cảm cũng như phản ứng căn bản như sợ hãi, giận dữ, yêu thương. Phần lớn những xúc cảm này liên quan đến bản ngã cá nhân.
Ở mức etheric, ý thức biểu hiện trong những giới hạn của các cảm giác như lạc thú thể chất hay nỗi đau thế chất. Những cảm giác khó chịu như đói và rét là những dấu hiệu đôi khi cần dùng để lấy lại cân bằng năng lượng của ta làm cho năng lượng lại tuôn chảy hài hòa.
Mức cuối cùng, mức thân thể, ý thức mang hình thái bản năng, các phản xạ tự động và hoạt động tự động của các cơ quan nội tạng. Ở đây, ý thức tạo ra diễn đạt “Tôi tồn tại”. Các hoạt động vô thức của các cơ quan nội tạng phải chằng là biểu hiện của các quy luật sống của các bình diện tâm linh, được ban phát cho các cơ quan bên trong cơ thể để thực hiện cuộc tồn sinh của mỗi cá nhân.
Lực sáng tạo mọi biểu hiện cơ bản được khởi xướng từ bình diện tâm linh cao cấp nhất, sau đó nó chuyển dịch vào cơ thể tinh tú, hoặc từ một quan điểm khác, người ta có thể nói rằng vật chất và năng lượng mịn hơn trong các cơ thể tâm linh cảm ứng, cộng hưởng, họa âm trong cơ thể tinh tú, sau đó cơ thể tự cảm ứng cộng hưởng họa âm trong ba cơ thể hào quang bên dưới. Quá trình này tiếp tục con đường đi xuống vào trong mức tần số của thân thể (Hiện tượng cảm ứng họa âm là hiện tượng xảy ra khi bạn gõ vào một âm thoa và một âm thoa khác trong phòng sẽ vang lên). Mỗi cơ thể hào quang biểu hiện xung lực này trong giới hạn của thực tại hữu thức ở mức riêng của nó. Chẳng hạn, một xung lực sáng tạo từ cơ thể tâm linh chuyển dịch vào cơ thể tinh tú sẽ giới hạn các cảm nghĩ khoáng đạt. Vì nó chuyển dịch vào trong các vùng tần số bên dưới, nó sẽ biểu hiện đầu tiên trong giới hạn của tư duy, sau đó cảm nghĩ đặc thù rồi đến cảm giác thể chất và thân thể sẽ tự động đáp lại quan hệ thần kinh tự trị. Nó sẽ trùng ra nếu đọc được một xung lực dương tính và sẽ co lại nếu nhận được một xung lực âm tính.
Nguồn gốc của loài người theo quan điểm của một nhà khoa học Nga
Bác sĩ nhãn khoa Ernst Muldashev, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật tạo hình Mắt của Nga đã trở nên nối tiếng bởi sáng chế kỳ lạ của mình. Ông đã phát minh ra vật liệu sinh học “Aploplant” có khả năng kích thích tăng trưởng mô của người (mạch máu, gan, giác mạc…). Ngoài ra, dưới sự hướng dẫn của ông, trong năm 1996, các nhà khoa học đã tiến hành cuộc khảo sát xuyên Himalaya. Kết quả thăm dò cho thấy vốn gen của loài người được tồn tại dưới dạng người “ướp” (để bảo quản) của nền văn minh trước đây trong các hang sâu ở Himalaya và Tây Tạng. Dưới đây là trả lời phỏng vấn của bác sĩ Muldashev.
Thưa ngài Muldashev, liệu có một liên quan nào giữa hai sự kiện rất khác nhau này?
Aploplant được làm từ mô của người chết bằng cách xử lý đặc biệt. Thật kỳ lạ? Mô cấy của người chết lại là nguồn năng lượng đầy bí ẩn. Điều này được phát hiện bởi thiết bị đặc biệt.
Vốn gen của loài người cũng có liên quan với năng lượng lạ mà nhờ đó những người luyện yoga trong lúc tập trung suy nghĩ có thể đạt được cái gọi là trạng thái “siêu thiền định” tức là khi đó phần xác thì cứng đờ còn phần hồn thì lìa khỏi xác. Thực ra thì phần hồn có thể luôn luôn thâm nhập vào phần xác và làm cho nó sống lại. Thông thường những người tập yoga có thể thiền: định để hồn thoát ra khỏi thân thể trong thời gian 1-2 giờ hoặc thậm chí 1-2 năm. Nhưng cũng có nhà sư Tây Tạng, trạng thái đó kéo dài được hàng nghìn, hàng triệu năm.
Vậy thì điểm chung giữa hai sự kiện này có phải là sự tác động của nội lực mãnh liệt nào đó không?
Đúng là như vậy, nhưng bản chất của nó hình như còn tiềm ẩn trong thế giới rất nhỏ mà hầu như khoa học chưa biết đến. Các nhà khoa học tin đạo cũng như các thiền sư đều cho rằng đó là năng lượng ý thức hệ, tức là năng lượng tuyệt diệu nhất mà từ đó hình thành phần xác con người bằng các dồn nén phần hồn.
Liệu có thể chứng minh được tất cả những điều nói ở trên ?
Có thể chứng minh được bằng phương pháp logic và thí nghiệm nhưng dưới dạng gián tiếp. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ đối với khoa học, vì thế hiện khó có thể tìm được những bằng chứng trực tiếp. Nhưng rõ ràng là có những bằng chứng thực sự.
Thưa ngài Muldashev, ngài có công nhận đây là trò bịp bợm?
Tôi là bác sĩ phẫu thuật, một nghề rất trần tục, mỗi năm mổ khoảng 300 đến 400 ca, nên tôi không được quyền nghĩ về điều gì khác ngoài việc khâu hay mổ một cách chính xác. Trong lĩnh vực y học, các nhà khoa học hiện đang có rất nhiều quan điểm, thậm chí cả quan điểm chữa bệnh bằng tâm linh.
Tại sao không chụp ảnh vốn gen của loài người?
Những người “ướp” trong các hang động dường như che chở cho loài người đang sống trên Trái đất. Nếu có thảm họa trên toàn cầu, họ có thể sống lại và tiếp tục sống trên Trái đất. Cho nên những người trần thế bình thường không thể tiếp cận họ được.
Tuy nhiên, người ta đang trông chờ ở ngài một xác nhận mới về vấn đề này.
Tôi hiểu rất rõ trách nhiệm của mình nên thường xuyên có những cuộc tìm kiếm tiếp xúc một cách tế nhị. Sau một vài cuộc thăm dò không thành công, tôi cùng với người cộng sự S. Seliverstov đã phát hiện ra ở Ấn Độ có một người huyền bí tên là Sai – Baba mà được gần 5 triệu người tôn sùng là Thánh sống. Tất cả những cuốn sách, bài hát và lời nói của vị thánh sống 72 tuổi này đều nói về tình yêu vì theo ông đó là sức mạnh chủ yếu của loài người. Khả năng chủ yếu của Sai – Baba là biết “vật chất hóa” ý nghĩ.
Đích thân ngài có nhìn thấy quá trình “vật chất hóa” này không?
Có trong lúc Sai – Baba “hành nghề”, chúng tôi ngồi ngay hàng đầu. Và sau một vài ngày, cùng với hàng chục nghìn người hành hương, chúng tôi nhìn thấy đám tro thần thánh. Cứ mỗi khi tới gần chúng tôi Sai- Baba giơ lòng bàn tay và xoay tròn vài ba lần trước mặt chúng tôi. Khi đó dưới lòng bàn tay ông xuất hiện đám mây mà trong nháy mắt đã thu nhỏ lại và biến thành tro bay lơ lửng gần đó. Bằng động tác khéo léo, Sai- Baba đã thu toàn bộ số tro này vào lòng bàn tay mình rồi dốc vào tay những người đi hành lễ.
Có điều lạ là tro không đơn thuần rơi xuống mà dường như tạo thành luồng khí dưới áp lực đi xuyên qua các kẽ ngón tay. Tro tạo thành từng đám nhỏ trong lòng bàn tay tôi. Khác với loại tro thông thường, loại tro kỳ lạ này có hạt to hơn đáng kể. Tiến tới, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích hóa học loại tro đặc biệt này. Ngoài ra chúng tôi còn được quan sát Sai – Baba “vật chất hóa” hạt gạo, nhưng do đứng xa quá nên không nhìn được cụ thể. Chúng tôi không được thấy ông làm biến dạng nhẫn, đồ – trang sức, đồng hồ và những vật tương tự.
Đây có phải là trò ảo thuật?
Không phải, vì tất cả diễn ra không phải trên sân khấu mà ngay trước mắt những người ngồi lễ trên sàn nhà.
Theo ngài bản chất của hiện tượng Sai- Baba là gì?
Tôi rất chú ý theo dõi con người này. Thậm chí quá trình “vật chất hóa” ý nghĩ của Sai-Baba không làm tôi ngạc nhiên bằng chính đôi mắt của ông. Chúng rất kỳ lạ, trong đó có cái gì đấy quá sức người. Hằng ngày tôi nhìn chăm chú vào mắt ông ta và càng tin chắc rằng con người này có phần hồn siêu mạnh, quá sức người.
Khi chụp, ở giác mạc mắt của mỗi người đều có điểm sáng. Nó nằm ở vị trí cao hơn một chút và hơi lệch so với đồng tử. Những người cứng bóng vía, chẳng hạn như oso, cùng một lúc có hai đến ba hoặc nhiều chấm sáng ở mắt. Con ngươi không bao giờ lóe sáng. Còn trong mắt Sai-Baba, điểm sáng trùng với con ngươi và hầu như chiếm toàn bộ diện tích con ngươi. Theo tôi, bản chất của các điểm sáng giác mạc không chỉ có khả năng phản xạ ánh sáng, mà còn thu năng lượng tâm lý phát ra từ mắt có ảnh hưởng đến đặc tính khúc xạ của giác mạc. Chúng tôi gọi đó là cái thước đo năng lượng tâm lý của mắt và nó có thể là một trong những phương pháp đo tiềm năng tâm lý của con người.
Tôi có được thông tin chủ yếu là nhờ trò chuyện với bốn đệ tử của Sai-Baba (họ thường liên lạc với ông). Họ là những nhà khoa học có trình độ cao. Bắt đầu là họ sát hạch tôi như một học sinh về những vấn đề nguồn gốc loài người, về những phương diện tâm linh hình thành thế giới. Sau đó là cuộc đàm thoại lâu hơn từ 3- 5 giờ.
Tất cả họ đều khẳng định rằng Sai- Baba không phải chỉ là Thánh sống mà còn là một nhà tiên tri. Đối chiếu phần hồn của ông với phần hồn của người “ướp” trong các hang động, chúng tôi thấy Sai – Baba cũng ở trong trạng thái thiền định và ‘hồn lìa khỏi xác” nhưng lại hoạt động tích cực.
Thưa ngài Muldashev, liệu có thể khám phá điều gì mới về các hang động mà con người sông ở đó?
Có, chúng tôi đã nhận được thông tin có một không hai, nhưng chúng tôi chưa muốn tiết lộ sớm. Điều duy nhất mà tôi có thể nói được là sau khi đã nghiên cứu những số liệu mới, tro… chúng tôi đang tiến hành thí nghiệm đối với những người đạt được trạng thái thiền định và hồn lìa khỏi xác. Nhưng phải sau một thời gian nữa các bạn mới có thể biết cụ thể về kết quả nghiên cứu và thí nghiệm này (Theo “Luận chứng và sự kiện”, Nga, LH dịch. Bài đăng trong tạp chí Khoa học – Kỹ thuật – Kinh tế thế giới).
Hiện tượng dị thường nhìn từ góc độ khoa học (Lê Minh Đức – tham khảo từ Znanhie, N8.1998 Prirode I Chelovec N3, 1998 (Nga).
Thời gian gần đây, nhiều hiện tượng dị thường được tranh luận ở nước ta và trên thế giới, gọi là dị thường vì chưa thể hiện được trong khuôn khổ các quan niệm khoa học thông thường.
Theo kết quả điều tra của Trung tâm quốc gia nghiên cứu dư luận xã hội Mỹ, trong số những người được điều tra có khoảng 35% có khả năng giao tiếp với các “lực ma”, 58% trong số đó đã từng một lần trong đời trải qua một hay nhiều hiện tượng “dị thường”. Các nhà khoa học gọi các hiện tượng đó dưới cái tên chung là “hiện tượng PSI” (tâm). Vì đó là một thực tế không thể phủ nhận được nên nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu tìm cách giải thích thỏa đáng. Theo nhận xét của Iuri Phomin, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trước đây, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Nga, chỉ bằng cách xây dựng luận thuyết khoa học mới, hoàn thiện hơn về các khoa học tự nhiên mới có thể khám phá được các bí ẩn của thế giới nói chung và các hiện tượng PSI nói riêng. Đi theo hướng đó, ngay trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhiều điều mới mẻ có ý nghĩa đột phá trong khoa học như môi trường vật lý trong chân không, năng lượng thời gian, tương tác không – thời gian, trí năng của muôn vật trong vũ trụ… Với các hiện tượng PSI , hiện có hai hướng nghiên cứu. Hướng thứ nhất do các nhà khoa học Mỹ và một số nước khác theo đuổi tập trung trong Hiệp hội Cận tâm lý quốc tế. Phương pháp nghiên cứu của họ là tiếp xúc, gặp gỡ, phỏng vấn, mô tả và rút ra kết luận.
Các nhà khoa học ở Liên Xô trước đây, nay là các nhà khoa học Nga đi theo hướng thứ hai cơ bản hơn và bước đầu xây dựng được các luận thuyết cơ bản không chỉ soi rọi những tia sáng đầu tiên vào bức màn bí ẩn của “hiện tượng PSI” mà còn đặt nền tảng tiến tới những khám phá mới có thể làm thay đổi những căn bản quan niệm lâu nay của chúng ta về vũ trụ và thế giới chúng ta đang sống. Một lý thuyết về Trường Thống nhất cho rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều tỏa sáng xung quanh nó một loại trường có cấu trúc. ở con người, đó là trường sinh học. Cấu trúc tinh thể của các loại khoáng chất trên Trái đất và trong vũ trụ cùng có trường cấu trúc lưu giữ thông tin vũ trụ. Các nhà khoa học Nga đã ghi được phổ của trường cấu trúc đó, thậm chí ghi âm thanh phát ra từ tế bào sống, từ các vật thể như là một thứ ngôn ngữ giao tiếp mà xưa nay người ta vẫn cho là “vô tri vô giác”. Theo họ, trường cấu trúc còn có khả năng tư duy và bộ não con người không phải là độc nhất vô nhị của tạo hóa. Nữ Viện sĩ Bakhreteva – Giám đốc Viện nghiên cứu Não đã phải tự công nhận rằng bản thân bà cũng không hiểu tại sao con người lại có thể suy nghĩ được và bà cho rằng trong trạng thái vô thức như đang ngủ chẳng hạn, linh hồn của con người (Một dạng vật chất mịn) tách rời khỏi cơ thể đi du ngoạn đâu đó thu thập thông tin và quay về nhập vào cơ thể. Theo bà, không chỉ có con người có khả năng tư duy mà mọi vật và toàn vũ trụ đều có khả năng tư duy. Đến lượt mình, hàng tỉ con người sống trên Trái đất cũng không biết rằng hành tinh chúng ta là một sinh thể có tư duy. Còn Trái đất cũng là một trong muôn tỉ sinh thể có tư duy trong vũ trụ. Nhà khoa học Nga vĩ đại Xiôncốpski, ông tổ của ngành du hành vũ trụ ngày nay, đã từng nhận xét vật sống trên hành tinh chúng ta cùng với khả năng trí tuệ của nó chỉ là một phần không tách rời của một sinh thể thống nhất là vũ trụ. Newton vĩ đại, cha đẻ của ngành cơ học cổ điển, đã từng nghĩ rằng toàn bộ vũ trụ này là một bản mật mã điều khiển hoạt động của muôn vật giống như ngày nay chúng ta quan niệm tiền tế bào quyết định sự phát triển của sinh vật. Còn Anhxtanh thì nhận xét: “Bất kỳ một sự suy nghĩ nghiêm túc nào về khoa học đều tin rằng các quy luật của vũ trụ đều mang dấu ấn của một sức mạnh tư duy vạn năng vượt qua trí tuệ của con người”. Vì vốn có tư duy, các sinh thể vô cùng đa dạng trên Trái đất và trong vũ trụ “trò chuyện” với nhau bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Một số người trong chúng ta, do quá trình đột biến trong cấu trúc gen đã có trường sinh học có thể ghi nhận thông tin và giao tiếp trực tiếp với trường cấu trúc của các sinh thể sau khi chết có thể là người có khả năng “kỳ dị” như thấu thị, tiên tri…
Luận thuyết về khả năng tiên tri tương lai và “hành trình” về quá khứ. Một phần ba thế kỷ trước đây, trong cuốn.sách có tựa đề “Thế giới tất yếu của những điều kỳ dị”, nhà văn khoa học viễn tưởng Danil Danin dự báo khoa học vật lý sẽ là một cỗ pháo bắn phá làm sụp đổ toàn bộ bức tranh về thế giới mà loài người đã dựng lên. Ngay khi có ngành cơ học khoa học vật lý tìm kiếm các quy luật khách quan của tự nhiên, trong đó không tính đến tác động của ý thức con người như là một chủ thể nhận thức thế giới. Nhưng trong lịch sử khoa học ngày càng có nhiều bằng chứng xác nhận giữa vật chất và ý thức con người có mối quan hệ rất khăng khít. Ngành khoa học vật lý lượng tử từ những năm 1930 đã chứng minh được rằng ý thức của con người có tác dụng làm thay đổi trạng thái thế giới vĩ mô. Vì thế một số nhà khoa học đi theo xu hướng một học thuyết lượng tử nhằm loại trừ tác động của nhận thức con người đối với thế giới vật chất đã hoàn toàn thất bại. Cuối cùng họ đã phải công nhận các quan niệm của khoa học lượng tử không chỉ phản ảnh quy luật của tự nhiên mà còn phản ảnh sự tồn tại của ý thức của người quan sát. Từ đó, vấn đề vị trí và vai trò của nhận thức trong tự nhiên trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất, hấp dẫn nhất, thu hút sự trí tuệ của nhiều nhà khoa học cũng giống như những vấn đề cấu tạo và hình thành của vũ trụ, nguồn gốc và sự sống của loài người.
Thế giới vật chất rút cuộc được chia thành hai phần. Phần thứ nhất gọi là phần vĩ mô bao gồm những vật thể có kích thước lớn hơn l0-8cm (l0-10m). Phần thế giới này tuân theo quy luật vật lý cổ điển, nghĩa là có thể mô tả được “hành vi” của chúng bằng phương trình toán học chặt chẽ, tiên đoán được vị trí chuyển động của chúng trong không gian. Giống như tính toán chuyển động của ô tô, máy bay, tàu hỏa, hòn đá rơi… Ta thường nói chúng tuân theo quy luật xác định. Có thể quan sát được phần thế giới này bằng các giác quan của con người như nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, cảm thấy và ngửi thấy. Phần thứ hai là phần thế giới vi mô bao gồm các hạt vật có kích thước nhỏ hơn l0-8cm. Thuộc loại vật chất này có cơ bản và các hạt khác cấu tạo nên trường vật chất mịn và siêu mịn như trường sinh học, từ trường.
Ban đầu các nhà khoa học cho rằng “hành vi” của thế giới này tuân theo một quy luật khác gọi là quy luật không xác định hoặc bất định. Về sau khoa học lượng tử đã chứng minh được thế giới vi mô tuân theo một quy luật còn xác định chặt chẽ hơn, “định mệnh” hơn là thế giới vĩ mô, xác định cả về tương lai và quá khứ. Để mô tả hành vi của thế giới vi mô, nhà vật lý kiệt xuất Srodingơ xây dựng được một công cụ toán học riêng nổi tiếng trong khoa học dưới tên gọi là phương trình sóng (phương trình Srodingơ). Theo Phâyman, một trong những nhà vật lý kiệt xuất của thế kỷ XX, người đã từng đạt giải Nobel vật lý, thì phương trình sóng có hai lời giải đáp mô tả chặt chẽ “hành vi” của thế giới vi mô: Một theo hướng về quá khứ và một theo hướng về tương lai. Theo nhận xét của Phâyman, các hạt “vật chất mịn” trong linh hồn con người có “hành vi” tuân theo quy luật mô tả bằng phương trình sóng, theo đó, có thể tiên đoán tương lai và lần tìm về quá khứ.
Luận thuyết về các bản sao của vũ trụ. Trong suốt nhiều thế kỷ, loài người vốn tin rằng vũ trụ của chúng ta là độc nhất vô nhị. Trong vũ trụ đó, không có chỗ cho các hiện tượng “dị thường”. Gần đây, để giải thích các hiện tượng PSI nhà khoa học Mỹ G. Ơveret đưa ra giả thuyết thế giới của chúng ta tồn tại trong vô vàn các “bản sao” đó bằng các giác quan thông thường. Ở các bản sao khác, vũ trụ tồn tại dưới dạng vật chất khác, tuân thủ nghiêm ngặt quy luật được mô tả theo phương trình sóng. ở một số người, nhận thức của họ có quyền năng “đột nhập” vào các “bản sao” khác của vũ trụ và nhìn thấy diễn biến của các sự kiện trong quá khứ và trong tương lai như thể xem một cuốn phim vậy. Luận thuyết về các bản sao của thế giới Ơveret dàn dựng tạo tiền đề giải thích theo quan niệm vật lý về một trong những hiện tượng kỳ bí nhất và lý thú nhất trong các “hiện tượng PSI”. Đó là sự tiên tri các sự kiện, sự việc hoặc sự kiện sẽ diễn ra nhiều năm trong tương lai hoặc mô tả các sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ hoặc từ một nơi rất xa.
Một số xác nhận về tương quan giữa minh triết phương Đông, văn hóa cổ xưa và khoa học hiện đại:
Thiên hạ đồng quy nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự (Khổng phu Tử).
“Những quan điểm chung về nhận thức của con người, được minh họa bởi những phát hiện của vật lý nguyên tử, tự nó không xa lạ hay khó hiểu. Ngay trong nền văn hóa của chúng ta, chúng đã có lịch sử và trong tư tưởng Phật giáo hay ấn Độ giáo, chúng có một chỗ đứng trung tâm đáng kể. Điều mà ta phát hiện chỉ nêu thêm ví dụ, xác nhận và làm tinh tế thêm cho một nền minh triết cổ xưa” (Julius Robert Oppenheimer).
“Để tìm sự song hành với lý thuyết vật lý nguyên tử ta phải đến với cách đặt vấn đề về nhận thức luận mà các đầu óc như Phật hay Lão Tử đã từng đối mặt nếu chúng ta muốn hòa điệu vị trí của chúng ta vừa là khán giả, vừa là diễn viên trong màn kịch lớn của thế gian” (Niels Bohr).
“Đóng góp lớn nhất trong ngành vật lý lý thuyết đến từ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới vừa qua, có lẽ là mối liên hệ nhất định giữa các tư tưởng phương Đông và nội dung triết học của lý thuyết lượng tử (Werner Heisenberg).
Albert Einstein đã phát biểu: “Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn những cảm xúc đó, không còn biết sự ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người chưa giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mới chỉ làm biểu lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên. Chính sự hiểu biết đó và cảm xúc đó là nền tảng đích thực của Tôn giáo”.
Trong cuốn sách “Đạo của Vật lý” nhà bác học F.Capra đã viết: “Trong thời kỳ trước thế kỷ XVII, mục đích của khoa học là sự minh triết, sự tìm hiểu quy luật thiên nhiên và hòa điệu với nó. Đến thế kỷ XVII thái độ sinh thái này đã biến thành ngược lại. Kể từ lúc Bacon xem mục đích khoa học là để chế ngư và điều khiển thiên nhiên, ngày nay cả khoa học và kỹ thuật đều chủ yếu được dùng để phục vụ những mục đích nguy hiểm, tai hại và chống sinh thái.
Sự thay đổi thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng một sự thay đổi sâu sắc về giá trị,thực tế là sự thay đổi từ tâm can – từ ý định ngư trị và điều khiển thiên nhiên đến một thái độ hợp tác và bất bạo động. Thái độ như thế có tính sinh thái sâu xa và không hề ngạc nhiên, đó cũng là thái độ đặc trưng của các truyền thống tâm linh. Các nhà minh triết ngày xưa của Trung Quốc đã diễn tả điều này thật tuyệt vời: “Ai thuận theo lẽ trời kẻ đó hòa mình trong dòng chảy của Đạo” (trang 403).
Rõ ràng: “Những phát kiến tưởng chừng là mới nhưng chẳng qua là những tư tưởng cũ mà thôi, bởi vì lâu ngày chúng ta không để ý bỏ qua nên cho là mới” (S.Vivekananda).
█
Những vấn đề thách thức khoa học và tri thức nhân loại
Thế kỷ XX và thế kỷ XXI được coi là những thế kỷ nở rộ thiên tài và sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các phát minh và ứng dụng các thành tựu của nó. Con người quả đã và đang bộc lộ khả năng một cách mãnh liệt, nhất là tại các cường quốc văn minh. Các khám phá khoa học đã đi sâu vào thế giới siêu vi tế nhất (hạt cơ bản, Chân không, trường sinh học và các hình thái sống siêu hình, hé mở một phần tinh thần của tự nhiên…) và đang hứng khởi đi sâu vào nghiên cứu và chinh phục vũ trụ, tìm hiểu và chứng minh những giả thuyết lớn lao của mình (hố đen, vụ nổ Big Bang “vị nhân”, vũ trụ giãn nở, quan niệm “một vũ trụ không thể tách rời”…). Rõ ràng tiềm năng của con người được khai hoa tươi tắn, kết trái mọng ngọt ngào và cuộc sống đã có những tiến triển vượt bậc đáng tự hào.
Tuy nhiên, hình như văn minh khoa học càng phát triển thì cuộc sống lại nảy sinh nhiều bất ổn, nhiều tai dị bất thường ngoài dự kiến và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người. Trong bốn vấn nạn thời hiện đại, điều trớ trêu là thiên tài và danh nhân rất nhiều, nhiều hơn bất cứ thời đại nào trong lịch sử, nhưng chúng ta lại thấy thiếu hụt nhân tài, cảm thấy cuộc sống ngày càng chông chênh, chứa những hiểm họa khôn lường. Phải chăng nhận thức và quan niệm của chúng ta có điều gì đó chưa chuẩn xác.
Bất cứ tấm huân chương nào cũng có mặt trái của nó, mặt phải càng lộng lẫy thì mặt trái càng mấp mô. Chính mặt trái gồng lưng lên, chịu chông gai tăm tối để giữ trọn tâm tình vào mặt phải tỏa sáng. Thiên tài cũng vậy: “Thiên tài tải, tãi thiên tai song hành”. Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hay phỉ báng tài năng – những bông hoa tâm tình rực rỡ làm đẹp cho đời, nhưng “tài năng phải là biểu dương cho hiền đức, thiện tài” mới có giá trị đích thực. Cho nên “hãy suy nghĩ tổng thể hành động cụ thể: Đạo đức là tổng hòa của nhân, trí, tín, lễ, nghĩa và tài năng” (Thượng Thư). Có một số vấn đề dưới đây đặt ra gợi mở chúng ta hãy suy sâu nghĩ kỹ:
1. “Con người là một tiểu thiên địa hay một vũ trụ thu nhỏ, bản sao của Trái đất”. Cái tiểu thiên địa này muốn hạnh phúc và bình yên lâu bền thì mọi xung động từ tư duy đến thể chất phải hài hòa với tinh thần của Đại vũ trụ hay thiên nhiên Trời Đất nơi sinh thành dưỡng dục chúng ta: “Quy luật của thiên nhiên vũ trụ thì hiền hòa và hỗ trợ cho những ai tuân theo nó, nhưng tỏ ra – dữ tợn đối với những ai đi ngược với nó” (A.Govinda). Chúng ta đã làm được chưa và ở mức độ nào để ngẩng đầu kiêu hãnh: “Để lời thệ hải minh sơn”, xứng đáng “Làm con trước phải đền ơn sinh thành” (Truyện Kiều). Đất Trời luôn che chở và quan tâm tới chúng ta, luôn sẵn sàng chào đón những người con thông minh trác việt với tấm lòng hiếu thảo và tinh thần khoan dung rộng rãi: “Cửa trời rộng mở đường mây/Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần” (Truyện Kiều).
2. ” Con người là một thực thể tâm sinh lý”, giá trị của cuộc sống là ở những thổn thức tâm lý tinh thần. Mà nhu cầu của tâm lý không gì khác hơn ngoài sự thanh thản – trong sáng – chân thành – khoan hòa và đúng mực. Thêm nữa, nó cần phải được đồng điệu với bản sắc vạn trạng bên ngoài và “xe chỉ luồn kim” với tình duyên gần xa để cùng nhau cộng hưởng trực giác thấu cảm rằng: “có trời mà cũng có ta” (Truyện Kiều). Vậy thì nền văn minh chúng ta đã làm được những gì khiến cho tinh thần được: “Cầm đường ngày tháng thanh nhàn! Sớm khuya tiếng hạc tiếng đàn tiêu dao” (Truyện Kiều).
3. “Khoa học biểu dương sức mạnh tinh thần” của con người, tức là những bông hoa tiềm năng trong tâm thức luôn được nảy nở, nhằm đưa con người đến những vị thế trang nhã, cao cả và thánh thiện, nhìn cuộc đời với tâm hồn dung thứ, bình tĩnh và sáng suốt. Tức là khoa học phải đạt được tính minh triết sâu xa: “Minh triết không có nghĩa nào khác hơn là khám phá tính duy nhất giữa mọi dị tạp, đó là căn bản của mọi khoa học” (Vivekananda). Cuộc sống là một đại hòa điệu giữa các mặt “tương phản mà tương thành”, “âm dương tương bổ và biến chuyển theo dòng chảy Kinh dịch trên nền tảng Chân Không mỹ cảm thuần túy. Cho nên cần phải có tri kiến sâu xa, nhận thức đan quyện, khởi thông tấm lòng trắc ẩn để có thể ngộ thấy rằng: “Tri thức là một phần của tín ngưỡng. Khi thông tuệ hơn con người càng nhìn thấy sự hiển nhiên của Thượng Đế (TS, F.E.Baz, Đại học Boston, Mỹ).
4. “Khoa học là một phần của cuộc sống”, tức tri thức tự nhiên và trí tuệ hiện thời là những giọt nước trong muôn ngàn giọt nước của đại dương vũ trụ. Trong vũ trụ mênh mông và cuộc sống vô cùng, trí tuệ của chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé, nhưng chúng ta lại thích phán xét duy lý theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng” hay “thầy bói xem voi” với cảm giác tưởng rằng mạnh mẽ kiên cường nhưng thực ra yếu đuối bởi coi trọng cá nhân, hiện sinh tiểu thể mà không hiểu về tính chất vô cùng tận của cuộc sống chan hòa, của tinh thần rộng rãi. “Chính sự yếu đuối nó khiến ta làm mọi điều xấu xa, chính sự yếu đuối là nguồn gốc cho mọi điều vị kỷ, chính vì sự yếu đuối mà người ta làm khổ đồng loại, chính sự yếu đuối khiến cho con người biểu thị cái không phải là chân tướng của mình” (Vivekananda). “Thế giới này là của chúng mình”, của những tâm hồn tự nhiên sáng lạn và những trái tim huyền vĩ. Chúng ta cứ vui vẻ thuận hòa và đồng cam cộng lực với những vũ điệu của Thiên nhiên thì chắc chắn sẽ thấu ngộ: “Bên trong tạo hóa có cơ màu/ Hay dỗ hay dừng mới khéo âu” (Nguyễn Bình Khiêm). Việc gì phải chinh phục – đấu tranh, mà “tiểu thể” làm sao chiến thắng được đại thể để rồi biết tránh vào đâu “khi ăn khi nói lỡ làng” (Truyện Kiều).
5. Khoa học đã có từ ngàn xưa khi con người có mặt trên Trái đất này. Người xưa coi “khoa học như những đạo dẫn, đường lối biểu hiện văn hóa”. Sự tích hợp của khoa học với đạo lý chan hòa đã biến nó thành nghệ thuật cao cả, tinh tế, sinh động. Cao hơn, nó là kỹ thuật để nhận thức bản thân và cuộc sống để hội nhập tiểu thiên địa với đại thiên chí. Khoa học được coi là đạo đức, là những mách bảo hay rung động của con tim. Cho nên người xưa sống nghèo khó mà “không” nản chí, vất vả mà “không” tủi buồn, gian truân mà “chẳng” kêu ca. Phải chăng hạnh phúc trong sự kiên trì tích tụ làm giàu tính Không như thế là đủ. Nhưng chúng ta ngày nay thế nào cũng thấy không đủ, thấy gian nan, khổ sở chẳng như ý… Tại sao vậy? Bởi văn minh hiện đại của chúng ta vui vầy với nhân sinh quan và vũ trụ quan tách rời như nhà sử học người Anh là Joseph Needham viết: “Khoa học của Trung Quốc và của đạo Hồi (Ixlam) không bao giờ tách rời đạo đức, nhưng với cuộc cách mạng ở Châu Âu thì “cứu cánh” của Aristotle và đạo đức bị gạt khỏi khoa học và sự vật trở nên hung dữ hơn. Sự cách biệt đó là tốt chừng nào nó làm rõ hơn và phân biệt rõ hơn các hình thức khác nhau trong quá trình kinh qua của loài người, nhưng nó sẽ trở nên rất nguy hiểm khi nó mở đường cho những kẻ xấu lợi dụng những phát kiến vĩ đại của khoa học hiện đại cho những hoạt động có hại đối với loài người”. Thi hào người Ấn Độ là R.Tagore đã nhận xét: “ở phương Tây người ta tự hào đã thắng phục được tạo vật, làm như là chúng ta đang sống trong một thế giới ác cảm mà chúng ta phải giành, phải giật, phải cướp, phải tranh lấy tất cả cái gì cần thiết cho mình, chống giữ từng bước với một hệ thống sự vật xa lạ và bướng bỉnh với ta? Cái tính tình ấy là kết quả của phong tục tập quán và giáo dục hấp thụ nơi đô thị. Sống ở đô thị người ta tự nhiên hay tập trung tinh thần và nhãn giới vào cả cuộc đời, vào công việc riêng tư của mình. Do đấy, kết quả là có một sự ly dị giả dối giữa cá nhân với tạo vật đại đồng, nơi mà chính mình đã nương tựa” (Sadhana). “Cái mà chúng ta gọi là cổ điển (theo người Tây phương) nếu đem so sánh với nền văn minh Đông phương, ta sẽ thấy họ không khác xa ta mấy, trừ cái mà ngày nay gọi là văn minh hiện đại. Đông phương và Tây phương dường như ngày càng cách xa nhau, nhưng chỉ có Tây phương là ngăn cách thôi, nghĩa là chỉ có Tây phương ngày nay ngăn cách với Tây phương ngày xưa. Người Tây phương, từ ngày họ tin tưởng đến thuyết Tiến hóa (của Darwin)… nghĩa là cách đây hơn một thế kỷ (cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII) họ cho rằng sự không thay đổi của Đông phương là triệu chứng của một sự thoái hóa của Đông phương, một sự sút kém và lạc hậu của Đông phương. Nhưng chúng tôi lại thấy khác: Chúng tôi cho rằng chính Đông phương đã khéo giữ gìn được truyền thống của họ nên giữ mãi thế quân bình mà Tây phương ngày nay không làm sao theo kịp.
Sự bất biến dường như bất động của Đông phương là triệu chứng họ đã nắm vững được những nguyên lý bất biến gồm nắm được tất cả mọi chuyển biến của cuộc đời, họ đã biết “Dĩ bất biến ứng vạn biến” cho nên họ không có những náo động bồn chồn, lao tâm khổ tứ như người Tây phương ngày nay”.
6. Khuôn mặt và hình hài của văn minh nhân loại hiện thời được xây dựng trên cơ sở khoa học tự nhiên, kỹ thuật chế biến vật chất theo hướng tích tụ cá nhân và thỏa mãn dục vọng thông thường (ăn, mặc, ngủ, hơn kém…). Mà “khoa học tự nhiên chỉ là những lý thuyết tương đối do con người quan sát và lý giải theo nhãn kiến của mình” như nhà bác học người Đức Heisenberg viết: “Điều mà ta quan sát được không phải là thế giới tự nhiên tự nó mà là thế giới đã bị câu hỏi của ta tác động lên. “Khoa học tự nhiên không mô tả và lý giải về tự nhiên đúng như nó-là- như-thế. Đúng hơn, khoa học tự nhiên là một phần của tiến trình tác động qua lại giữa tự nhiên và chính chúng ta”. Trong quá trình quan sát và tác động tra vấn, con người đóng vai trò quan sát viên “cưỡi ngựa xem hoa” và “gài” ý thức cá nhân theo duyên phận của mình cho nên làm tính khách quan của khoa học phần nào bị biến dạng, sai lệch so với tự tính nguyên thủy. Quá trình tích tụ chủ quan và đơm đặt lợi ích cá nhân đã dần dần đưa khoa học vào những bi kịch khủng khiếp mà hiện thời đã và đang chứng kiến những thành quả nó “chặt chẽ tinh vi” gây ra.
Trong khi đó, cuộc sống là sự đan hòa của vô vàn vấn đề, mối quan hệ mà trong đó không có sự biệt lập, tách rời của yếu tố nào,tùy theo nhân duyên mà ở thời điểm này, vấn đề này được hiện hình rõ nét, ở thời điểm khác thì vấn đề khác được cộng hưởng nổi lên. Đạo học phương Đông không chấp nhận sự chia rẽ rành rọt: “Theo quan điểm phương Đông, thì toán học đầy chi tiết và định nghĩa phức tạp chỉ có thể là một phần của bản đồ đầy khái niệm về thực tại chứ không thể là bản thân thực tại. Thực tại, như các nhà thực chứng thì hoàn toàn không thể định nghĩa được, chia chẻ được. Phương pháp trừu tượng hóa của khoa học rất hiệu nghiệm, nhưng chúng ta phải trả cho nó một cái giá. Khi chúng ta ngày càng định nghĩa tinh vi, càng trơn tru, chặt chẽ hệ thống khái niệm của ta thì nó càng xa rời thực tại” (Đạo của vật lý trang 43).
Một số phương pháp khai phóng tiềm năng con người theo con đường khoa học
Chúng ta phải thừa nhận một cách vinh hạnh rằng trong mỗi chúng sinh, tạo vật đều có Phật tính, Tinh thần bất tử hay Chân lý tuyệt đối. Cuộc sống và tồn tạicủa mỗi hữu thể là biểu cảm của “Cái đức vô hạn của trời đất là nguồn sống tùy theo duyên nghiệp, thiên định và chức phận. Sự sống huyền diệu mà chúng ta đã, đang và sẽ còn được chiêm ngưỡng hay không được tri kiến đều được tỏa hương khoe sắc từ tinh thần cao rộng, ý thức sáng ngời siêu vượt qua những trạng thái nhỏ lẻ : “Cái siêu thức ấy cũng là nguồn gốc phát sinh ra những nguyên tắc đạo lý mà sự thể hiện phong phú và đa dạng đã đem lại cho đời sống nhân loại một vẻ đẹp luôn luôn làm xúc động lòng người”. Là một con người chan chứa Phật tính trong mình nên ai cũng mong muốn bản thân và xã hội được thỏa nguyện, vui tươi và hạnh phúc. Cho nên việc giáo dục tri thức và khoa học phải “thuận theo thiên lý chính nghĩa” để khai tâm, rộng lòng những con người có nhiều hoài bão.
1. Tạo ra môi trường trong sáng, chân chính và đa dạng cho những tri thức khoa học được đan quyện, giao thoa cộng hưởng, cho tình yêu khoa học được nảy nở và tâm hồn lãng mạn khoa học được lai láng. Nhà văn người Pháp Jules Verne, tác giả của nhiều cuốn sách dự báo khoa học nổi tiếng, được sống trong môi trường như vậy. Vốn có đầu óc lãng mạn khoa học và . niềm say mê các phát minh khoa học, ưa thích thám hiểm thiên nhiên để tìm chất thơ của điều mới lạ, ông dành rất nhiều thời gian để đọc sách khoa học, sách thám hiểm vùng đất xa xôi ông cũng say mê trau dồi các kiến thức về toán học, vật lý, hóa học, sinh vật, địa lý… với ước vọng sáng lập ra một ngành khoa học mới (Roman scientiflque). Điều kỳ diệu là, bằng tấm lòng say mê khoa học tâm hồn lãng mạn và kiến thức phong phú đượm chất nhân văn, ông đã tiên đoán được hầu hết các phát minh khoa học lớn của thế kỷ XX. Từ chuyến bay của 3 người đầu tiên lên Mặt trăng đến tàu ngầm, tàu du lịch lớn, truyền hình, vô tuyến viễn thông, vận chuyển bằng đường ống dưới đáy biển… Với chất văn truyền cảm mãnh liệt và tâm hồn roman nghệ sĩ, những tác phẩm của ông đã tạo nên lòng yêu thích khoa học và cung cấp cả những kiến thức khoa học cho biết bao thế hệ trong gần hai thế kỷ vừa qua. Nhiều nhà bác học, nhà thám hiểm, nhà thơ nổi tiếng đã thành danh bởi ảnh hưởng của Jules Verne.
Đất nước Ấn Độ nổi tiếng về vẻ đẹp đạo lý tâm linh và tự do tín ngưỡng có lẽ đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều tư duy toán học – tin học từ trong tâm thức sâu thẳm. Nhà toán học Ấn Độ thiên tài S. Ramanujan – từ nhỏ đã được sống trong “mảnh đất công thức” với cảm giác gần gũi các con số – có khả năng thể hiện vẻ đẹp “có một không hai” rất nhiều công thức toán học, ví dụ: 1/23 + 9.(l.3/2.4)3 – 13.( l.3.5/2.4.6)3 +…= 2/Π. Khó có thể thấy một lĩnh vực các công thức toán học nào mà không có công sức của anh vun đắp, không có những công thức mới do anh tìm ra. Một điều đặc biệt là những công thức đó được hiện lên trong giấc mơ và khi tỉnh dậy anh chỉ việc chép vào giấy. Cho tới ngày nay người ta vẫn không thế hiểu nổi làm sao anh lại có thể phát minh ra những công thức kỳ diệu đến thế, và phần đông các nhà toán học khoa học cho rằng “bằng đôi cánh của tư duy, bằng số siêu phàm, anh đã bay tới những chân trời mới của tư duy bằng công thức. Riêng anh thừa nhận rằng Thánh Namakhal đã khuyến khích anh trong những giấc mơ? Tiếc rằng anh đã mất ở tuổi còn quá trẻ (33 tuổi).
Hiện nay nhiều trường đại học của Ấn Độ là những “thung lũng Silicon” về công nghệ thông tin của Châu Á.
Trong môi trường của tự do, những giá trị chân chính được biểu cảm thỏa mãn, phần đáng kể các nhà khoa học là nhà triết học và đa tài năng. Nhà toán học Pascal kết hợp sắc bén tư duy toán học với minh triết tâm lý mà có những cảm nhận sâu xa “Con tim có lý lẽ của nó mà trí óc không hiểu được”. Nhà toán học, triết học nhị nguyên R.Descartes nổi tiếng với câu nói: “Tôi tư duy tức tôi tồn tại”. Nhà toán học kiêm tư tưởng gia Charles Fourier nổi tiếng với những ảnh hưởng trong cả toán học lẫn trong tư tưởng nhân loại văn minh tiến bộ. Mikhain Lomonosov là nhà hóa học, nhà bách khoa vĩ đại có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển xã hội và văn hóa Nga. Ngoài sự nổi tiếng về “Định luật bảo toàn vật chất và chuyển động”, ông còn là nhà thơ lớn, địa lý, địa chất, luyện kim và nhà sư phạm thiên tài. Đa số những tư tưởng của ông đều đi trước thời đại hàng chục, hàng trăm năm.
2. Khuyến khích và kích thích sự phát triển của nội tâm, sự bay bổng của tinh thần. G.W. Leibnizt (người Đức) có người mẹ thông minh và tháo vát với quyết tâm nuôi dạy con mình trở thành nhà bác học. Không phụ lòng mẹ, ông đã học rất nhiều môn và môn nào cũng giỏi. Từ nhỏ ông mơ ước xây dựng một “ngôn ngữ” chung cho mọi khoa học và ước mơ táo bạo đó đã đưa Leibnizt sống vượt thời đại của mình hai thế kỷ. Với tinh thần nhiệt tình tự học, lòng say mê phát minh với những hoài bão lớn lao, Leibnizt có nhiều công trình nổi tiếng và không chỉ là nhà toán học lớn, ông còn là một nhà luật học, triết gia, nhà văn và sử học được các nhà bác học ở Paris thời bấy giờ hết sức khâm phục.
Bậc chí thánh Khổng Tử được suối nguồn văn hóa Nghiêu Thuấn và Chu Công chân truyền mà nội tâm “tín nhi hiếu cổ” phát triển rực rỡ, trau dồi tri thức không ngừng, hành đạo thi ân rộng khắp mà được hậu thế tôn làm “vạn thế sư biểu”.
Mạnh Tử được bà mẹ dẫn dắt qua nhiều môi trường sống và cuối cùng quyết định ở cạnh trường học, nơi Tử Tư, cháu của Khổng Tử dạy học. Nhờ sống với nguồn “tu dưỡng Đạo lý được gọi là giáo dục” được thánh thót bên tai tràn vào nội giới mà “tấm lòng hạo nhiên và học thuyết tính thiện” của ông đã như những viên ngọc minh châu lấp lánh cho tới tận ngày nay.
3. Phát triển khả năng minh triết và tâm hồn phong phú của khoa học. Nhà toán học và triết gia đa tài người Hy Lạp Pythagore có những phát minh và tri kiến ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống nhân loại. Nhờ có nội tâm phong phú cởi mở đan hòa với nhiều lĩnh vực như toán học, triết học, đạo đức học, thần học, âm nhạc… mà Pythagore cảm thấy được sức mạnh của thần khí con số. “Số là cái sức chúa tể chủ động để duy trì cái sức mạnh trong vũ trụ được trường tồn. Nếu không có số, không có cái sức mạnh của số thì không ai có thể quan niệm được phân minh về bản thân cùng mối quan hệ của sự vật… Cái sức mạnh của số không những xuất hiện ra trong những sự vật của quỷ thần mà thôi, mà lại biểu lộ ra trong tất cả các sự nghiệp cùng tất cả các tư tưởng của người ta nghĩa là đâu đâu cũng có, cho đến các công trình về mỹ thuật, về âm nhạc cũng vậy.
Aristotle sau bao kinh nghiệm từng trải trên con đường tìm tòi Chân lý đã đưa ra quan điểm khoa học mục đích luận: “Thiên nhiên không bao giờ làm gì thừa và luôn thực hiện mọi việc theo một mục đích xác định”. Từ chỗ không tin vào linh hồn hiện hữu, ông tin rằng mọi việc do Đấng tối cao an bài, điều khiển. Trong bản thảo bàn về linh hồn, ông cho rằng: “Mọi hiểu biết đều bắt nguồn từ cảm giác” và theo ông, linh hồn có ba phần: linh hồn thực vật tính (thuộc về bản năng), linh hồn động vật tính (hệ vận động) và linh hồn duy lý hay trí tuệ (chỉ có ở con người). Rõ ràng, kinh nghiệm trải đời của Aristotle đã lóe sáng lên trong tâm hồn ông những tri kiến minh triết sâu xa.
Rõ ràng, “nền tảng của nhận thức khoa học không phải luôn luôn vững chắc. Chúng liên tục bị dời đổi và nhiều lần đã hoàn toàn bị đảo lộn. Bất cứ lúc nào mà một cuộc cách mạng quan trọng xẩy ra người ta đều cảm thấy nền tảng khoa học bị lay chuyển. Như Descartes viết trong tác phẩm nổi tiếng Thảo luận về phương pháp (Discourse ơn Method) trong thời đại của ông: “Tôi nhận thấy rằng chẳng có lì là chắc chắn để có thể xây dựng trên đó với nền tảng cứ bị thay đổi luôn thế này” … Einstein đã viết những dòng sau đây về phát triển của vật lý lượng tử: “Hầu như nền tảng đã bị lật ngược từ gốc không còn thấy được nền tảng chắc chắn nào cả mà trên đó ta có thể xây dựng được” (“Đạo của vật lý, trang 398). Lý thuyết tương đối của Einstein đã cho thấy rằng mọi sự kiện trên thế gian này chỉ có tính tương đối, không gian và thời gian liên kết chặt chẽ với nhau và có thể chuyển hóa cho nhau biến đổi do tác động của vật chất,khối lượng chỉ là một dạng năng lượng ở trạng thái tĩnh tại. Cho nên những cảm nhận tưởng chừng thực chất của chúng ta cũng chỉ là tương đối đến mức “thoảng gió bay” và con người văn minh vẫn mệt nhoài trên con đường “có thực mới vực được Đạo” đạo người, đạo đời và đạo lý tự nhiên!
Trong khoa học tâm lý phương Đông truyền thống người ta biết cách Biến dịch những cảm xúc duy lý, thực dụng, giàu màu sắc đơn lẻ thành những vũ khúc nhịp nhàng, chân “thực để vực đạo” lý nhân tâm. Bởi thế, những nhà khoa học tâm lý Đông phương đồng thời là nghệ sĩ hiền triết … tạo nên vẻ đẹp “đẹp là đẹp trong sự hài hòa”. Cho nên, nếu những kiến thức trí tuệ, những tư duy khoa học trở thành đạo đức, những hiểu biết giàu bản sắc nhân văn và thống nhất giữa tri (thức) và Hành (động) được thêu dệt cẩn thận thì lo gì, tiềm năng con người không được nở rộ như hoa đào mùa xuân, ngát hương như hương sen mùa hạ, thanh tao như cúc vàng mùa thu và tươi tắn như bông hồng long lanh giữa sương đông lạnh giá.
4. Phát triển và gìn giữ môi trường thiên nhiên như vốn có để làm suối nguồn cho những vũ điệu thiên nhiên và khúc hát thắm tình được hứng khởi. Đối tượng phát minh và sáng chế của con người phần lớn vẫn dựa vào bản sắc thiên nhiên lộng lẫy, phi thường. Và chúng ta chỉ mới biết phần nào bề nổi của thiên nhiên (hiện ra bằng trực quan),còn phần lớn nền tảng của những điệu nhảy đó vẫn còn chìm trong bóng tối và bỡn đùa giễu cợt chúng ta. Chỉ có sống chan hòa rộng rãi, thậm chí khiêm nhường cầu thị để mong “trời thương đất dưỡng” mới có nhiều cơ hội trực giác sáng tỏ cuộc sống. Hãy khởi tình yêu thiên nhiên, hãy coi thiên nhiên cũng “biết ăn, ‘biết ngủ, biết học hành” như ta. Khi đó, cuộc sống của chúng ta sẽ vững như bàn thạch, tâm hồn đẹp như những viên kim cương màu trắng hay ngọc minh châu lấp lánh.
5. Nhận thức chính mình. Chúng ta là những tiểu vũ trụ nhưng cũng như là đại vũ trụ. Mỗi hữu thể từ tiểu cho đến đại đều là một biểu tượng tâm sinh lý và có nhu cầu làm duyên. Thiên nhiên không xa nhưng cũng chẳng gần, vạn vật phần lớn nằm ngoài phạm vi cảm giác của ta cho nên không dễ gì hiểu hết được. Còn bản thân mình đi theo tâm tình như hình với bóng, lúc nào cũng thường trực song hành nhưng chúng ta đã hiểu hết bản thân mình chưa. Chúng ta là những sinh linh bơi lội đầm minh và chung tình đồng ý nhất trí với đại dương vũ trụ – tức là những tham dự viên – chứ không phải là những khán giả đi xem biểu diễn. Cho nên phải cảm nhận được “Ta với vũ trụ là một thể đồng nhất”, nếu không thì thảm họa tức khắc khôn lường cho bản thân. Thực tế chứng minh rằng khoa học theo hướng “riêng rẽ, cá thể” mặc dù đã phát triển ở trình độ rất cao nhưng vẫn chưa lý giải nổi bản chất nội thể con người, tính chất toàn đồ phức tạp của nhân thể khiến cho hạnh phúc nhân loại vẫn như “bên kia bờ ảo vọng” trước sự tấn công của bệnh tật, khủng hoảng tâm lý và cái nhịp khúc muôn thuở “sinh hẹn tử kỳ”. Không những thế, trong khi khoa học đang tìm nơi cư trú khác cho con người, cải tạo vũ trụ thì đồng thời cũng góp phần đáng kể vào việc biến Hành tinh Xanh thành nơi không thế sống được trong tương lai không xa. ” Dao sắc không bằng chắc kê” cho nên khoa học nên hướng vào việc giữ gìn chỗ đứng, nền tảng hiện nay cho an toàn, chắc chắn đã. Trong đó việc làm an hòa bản thân mỗi người là nhiệm vụ cấp bách.
6. Nhận thức đúng ý nghĩa của khoa học, điều này phải trở thành hệ thống những giá trị tinh thần, những tri thức phù hợp với quy luật tự nhiên thổn thức tâm tình rộng rãi và những sợi dây mẫn cảm trong cuộc sống. Khoa học phải trở thành Đạo học tiệm cận tới “Đạo đức là sự vĩ đại của Trời Đất, là nguồn sống bất tuyệt của Tạo hóa”. Khi đỏ, khoa học xứng đáng là người lái đò chân chính đưa nhân loại tới bến bờ Chân lý.
Cần xem xét cẩn trọng và hiểu đúng một số nhân sinh quan và thế giới quan. Khoa học chân chính là khoa học “tự thân” không mang màu sắc vị lợi mưu danh. Khoa học là phương tiện hướng con người tới những tầm cao của cuộc sống, là công trình nghệ thuật san sẻ mọi đối xung thành một dòng chảy hiền hòa. Khoa học và tri thức góp phần biến những hành vi “hoang dại” trái nghịch với nguồn sống phổ biến thành những xung động mênh mang, đẹp đẽ.
7. Hãy tôn trọng những điều chưa biết, những tinh hoa đang ẩn chứa trong nội tâm và ngoại cảnh, hãy khởi tam hồn cầu thị để hoàn thiện bản thân và hiểu biết rộng rãi. Cuộc sống luôn có những điều bí ẩn, nhưng bất luận hình thức nào đó là chỉ sự giao kết giữa tinh thần với vật chất và đạt tới trạng thái hài hòa mà “Vật chất chỉ là những luân xa của năng lượng (hay tinh thần)” (Krishnamurti). Cũng như con người, Trái đất, các thiên thể cho đến cả vũ trụ đều là những thực thể sống cho nên đều có những huyệt hội, kinh mạch và luân xa. Đời sống tâm sinh lý cũng chuyển dời, thăng giáng theo vũ điệu của thần Shiva hay Kinh dịch. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh rộng lớn hơn, ta sẽ cảm thông với những thơn thức của đất trời,”Đừng kêu trời, trời còn khổ hơn ta? Bởi trên trời còn có bao trời khác” (Oma Khayam) và biết cách thấu hiểu (Nguyễn Bỉnh Khiêm) luôn rộng lòng cởi mở vui tươi chào đón tâm tình chúng ta.
Bản thân mỗi người luôn luôn phải đối diện với những điều chưa biết, những vấn đề bí ẩn ngay trong nội tâm bản thân cuộc sống có ý nghĩa bởi bồng hoa hé mở dần dần cho nên cần phải yêu quý cái đã biết và tôn trọng cả những gì chưa biết. Để có nhãn quan ngày càng sinh động, hiểu biết ngày thêm tươi tắn, cần phải điều tâm mãnh liệt đến mức “quên mình” mà “thoát xác” ra khỏi tấm thân nhỏ bé của mình để “ru với gió mơ theo trăng”, tức là sống vui vẻ hòa đồng với đối tượng ngay cả trong giấc ngủ. Khi có sự “tận kỳ tâm tri kỳ tính” thì tự nhiên trong không gian thiên nhiên và tâm lý trong trẻo, sơ vắng, hồng hoang sẽ lóe lên những bông hoa ngàn cánh tường minh, rực rỡ, giúp chúng ta “giác ngộ” về vấn đề quan tâm. A.Einstein nói: Cảm xúc đẹp nhất và sâu xa nhất của con người là cảm xúc trước sự huyền bí. Chính cảm xúc này khiến cho khoa học chân chính nảy nở. Những ai không còn những cảm xúc đó không còn biết sự ngạc nhiên mà chỉ biết ngẩn người ra vì sợ hãi thì sống cũng như chết. Cảm thấy điều huyền bí mà con người chưa giải thích nổi là vì khả năng ít ỏi đáng buồn của chúng ta mới chỉ làm biểu lộ được một phần nhỏ bé và thấp kém của cái quy luật cao siêu và lộng lẫy của tự nhiên. Chính sự hiểu biết đó và cảm xúc đó là nền tảng đích thực của Tôn giáo.
8. Phát triển khả năng trực giác bằng sự cởi mở nội tâm: Ta biết rằng thế giới lộng lẫy muôn màu bởi “duyên long ra ngoài”, bởi sự cởi mở nội tâm để cho con người cầu thị “tận kỳ tâm tri kỳ tính” để nhận được sự giao duyên giữa nội thể (siêu hình bản năng vi mô) với ngoại giới (cụ thể vĩ mô). Chỉ khi tâm linh được chan hòa và cộng hưởng mãnh liệt với đối tượng thì những xúc cảm hay khả năng trực giác mới được bừng sáng. Thực tiễn đã chứng minh phần lớn các phát minh, nhất là các phát minh vĩ đại, đều được tuôn chảy từ cảm hứng trực giác. Đạo học phương Đông có sức lôi cuốn mãnh liệt hơn hẳn triết học và khoa học Tây phương bởi sức mạnh minh triết tức khả năng trực giác sao cho “phóng tâm tồn khí”’. Văn hóa tinh thần được trường sinh bất lão bởi nó là tiếng nói của con tim, của lương tri và hòa cảm với xa xôi rộng lớn,trong khi đó văn minh bị thay mốt thời trang bởi tính nhất thời, tính hình thức của nó.
Cho nên việc phát triển khả năng trực giác đồng thời với phát triển trực quan ngày càng tinh tế, đan hòa là nhiệm vụ cấp bách hiện nay nhằm phát huy sức mạnh trực cảm, khai phóng tiềm năng nội giới để đạt được sự thống nhất giữa lý và tình, giữa tâm và vật, chủ quan với khách quan …
Phát triển trực giác bằng cách nào? Bằng lối sống chân thành uyển chuyển và phong cách giáo dục hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, khơi dậy tấm lòng trắc ẩn và cầu thị của mọi người, từ đó nâng cao khả năng minh triết và tâm hồn hướng thượng. Có như thế chúng ta mới trực cảm thấy điều huyền diệu nhất: “Ta với vũ trụ là một thể thống nhất không tách rời”, khi đó “Làm việc là phụng sự Trời”.
9. Kết hợp sinh khí của tuổi trẻ với tinh hoa trải nghiệm của các bậc lão làng. Khoa học là những bài ca rộn màu thanh xuân, biểu cảm khát vọng đang thời tươi trẻ. Nhưng cuộc sống diễn dịch theo vũ điệu thăng giáng của các màn đồng diễn năng lượng cho nên sự “thăng” của năng lực này vô tình làm “giáng” năng lượng đối mà gây ra những cảnh “sa cơ, lỡ bước”. Tài năng hay khát vọng chỉ là những dòng “khí lực phóng xạ” được “phóng” ra từ tâm tình tuổi trẻ và “ánh xạ” vào đối tượng để tạo nhân duyên cộng hưởng. Tuổi trẻ có giữ mãi “thường thường được chăng”? cái tâm linh và thành quả của mình để thách đố với 64 điệu Kinh dịch.
Cho nên sự bồng bột và nhiệt tình của tuổi trẻ cần phải được kinh nghiệm của tuổi già điều hòa để trở nên chan hòa hơn trong cuộc sống, biến mình thành thực chất chứ không mang tính tô vẽ màu mè.
10. Khoa học phải biên thành những tác phẩm nghệ thuật. Khoa học chuyên môn chỉ là những mảnh con con của nhu cầu tâm sinh lý nhằm phục vụ nhu cầu đời thường và thỏa mãn cá nhân. Như thế khoa học cũng mang tính chất tâm lý, biểu cảm khát vọng hướng thượng của nhân sinh. Nhưng cuộc sống là cây đàn muôn điệu hay bản giao hưởng trữ tình mà trong đó mỗi thổn thức là một nốt nhạc hay khúc hát thấu tình. Cho nên khoa học phải biến hóa mình thành những cung đàn mùa xuân tiết tấu êm đềm. Muốn vậy những rung động tạo nên khoa học phải được khơi dòng từ suối nguồn tình cảm chan hòa, trong sáng, biểu cảm sức sống chân chính, mạnh mẽ hướng tới những khát vọng rộng dài. Một khi người thợ thủ công tự trau dồi mình thành nghệ nhân thì tác phẩm cũng hóa thành công trình nghệ thuật.
Rõ ràng thiên nhiên phong phú và văn hóa tinh thần là những suối nguồn mẫn điệu và những công trình khoa học nhất mà tính nghệ thuật đạt đến mức siêu đẳng. Cho nên dù bất cứ thiên tài hay nhân ái nào, mơ mộng đi đâu, sau những chu kỳ thỏa mãn khát vọng của tuổi trẻ lại nhiệt thành với cảm hứng tinh thần, say nồng trong văn hóa yêu thương. Bởi vậy chỉ có không ngừng khơi lên nguồn cảm hứng không khí thanh bình, những dòng sữa của quê hương đất nước mới tạo nên những sức mạnh khoa học, chân chính, tích cực. Đồng thời, lối sống mẫu mực là tấm gương sáng cho những con đường ngay thẳng, khách quan và chân thực.