Home NewsKhoa học và Tâm linh Cô gái bỏ thành phố theo chồng lên núi trồng rừng: Sống hòa hợp với thiên nhiên, hạnh phúc sẽ tự tìm đến

Cô gái bỏ thành phố theo chồng lên núi trồng rừng: Sống hòa hợp với thiên nhiên, hạnh phúc sẽ tự tìm đến

by noname

18 năm trước, trong buổi tiệc chào đón đại sứ Peru tại triển lãm quốc tế Côn Minh, cô phóng viên Lý Mân Quả đã gặp tiến sĩ sinh vật học Margraf. Thật không ngờ, cuộc gặp gỡ định mệnh ấy đã thay đổi cuộc đời cô mãi mãi.

Tình yêu sét đánh giữa hai người đã có cái kết viên mãn bằng một đám cưới giản dị mà hạnh phúc. Sau khi hết hôn, Mân Quả từ bỏ công việc lương cao ở tòa soạn để cùng chồng thực hiện công việc bảo vệ và khôi phục rừng mưa Tây Song Bản Nạp. Hai vợ chồng họ tự tay thiết kế sơn trang Mê kông, xây một ngôi nhà nhỏ trong rừng theo phong cách dân tộc Thái, định cư bên bờ sông Lan Thương.

Được đồng hành cùng người mình yêu thương là điều hạnh phúc nhất thế gian.

“Cô điên rồi, ở thành phố tốt như thế, tư dưng lại về cái chỗ miền quê hẻo lánh thế kia trồng rừng làm gì chứ?” – Không ít bạn bè của Mân Quả cho rằng tâm thần cô có vấn đề khi quyết định như vậy, thế nhưng, Mân Quả vẫn kiện định vào lựa chọn của mình. Người ta vẫn nói: Được đồng hành cùng người mình yêu thương là điều hạnh phúc nhất thế gian, cho dù phải làm gì cũng cam tâm tình nguyện.

Nhìn rừng mưa bị máy đào xúc lên, bị lửa thiêu rụi, Mân Quản và tiến sĩ Margraf lòng nóng như lửa đốt.

Khi vợ chồng Mân Quả và tiến sĩ Margraf bắt đầu dự án, rừng ở Tây Song Bản Nạp đã bị chặt phá hết. Vì chạy theo lợi ích kinh tế mà người dân ở đây đều đồng loạt trồng cao su. Điều đó khiến độ phì nhiêu của đất đai suy giảm nghiêm trọng và trở nên khô cằn. Nhiều thôn trong Tây Song Bản Nạp nguồn nước đứt đoạn, giếng nước cạn khô. Sau một thời gian dài, khí hậu cũng xuất hiện sự thay đổi, nhiệt độ tăng cao một cách bất thường.

Một bông hoa nở, một cánh hoa rơi, một tầng hạt giống lớn lên, mỗi sinh mệnh đều là do thiên nhiên ban tặng, con người không có quyền được tàn phá món quà quý giá của tạo hóa.

Trên thân cây cao su được rạch miệng, bên dưới đặt những cái bát để hứng nhựa chảy ra, thương tích đầy mình, cây đang khóc, rừng đang khóc…

Nhìn rừng mưa bị máy đào xúc lên, bị lửa thiêu rụi, lộ ra những mảnh đất khô cằn, Mân Quản và tiến sĩ Margraf lòng nóng như lửa đốt. Họ biết rằng việc bảo vệ và khôi phục rừng mưa không thể chậm trễ được nữa. Hai vợ chồng họ đã mua lại 15 mẫu đất rừng cao su để làm mô hình sinh thái tự nhiên. Họ dự định sẽ tiến hành thí nghiệm tái tạo rừng mưa, và nếu thí nghiệm thành công, rừng mưa sẽ được cứu!

Nếu thí nghiệm tái tạo mưa thành công, rừng mưa sẽ được cứu!

Đôi vợ chồng cùng nhau trồng các loại thực vật khác nhau, gồm có cây gai, bạch đàn, cây cọ…. và hoa lan. Cứ mỗi sáng sớm, tiến sĩ Margraf đều dậy sớm đón những giọt sương sớm, đi tìm loài hoa lan đổ gục trên cây khô, đem chúng về phòng thí nghiệm, từ đó khôi phục sự sống cho chúng.

Sau 2 năm, từng cây hoa lan đã được cứu sống được đưa về rừng buộc trên cây, lời hứa năm xưa mà tiến sĩ Margraf  dành cho vợ của mình đã trở thành hiện thực: “Anh không thể cho em sự giàu có nhưng anh có thể đem đến cho em những bông hoa vĩnh cửu”.

Lý Mân Quả tự hào chia sẻ về chồng: “Anh ấy là nhà khoa học, cũng là một nghệ sĩ. Anh ấy dùng dùng trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ để làm khoa học và bảo vệ rừng mưa”.

Thời gian thấm thoát trôi qua, từ những hạt giống nhỏ bé, hai vợ chồng Mân Quả đã trồng thành công 400, 500 loài thực vật. Nhiều loại hoa, cỏ được mọc lên, các động vật nhỏ như thằn lằn và các loài vi sinh vật nữa cũng rủ nhau đến sinh sống. Từ một cánh rừng chỉ trồng mỗi cây cao su đơn nhất nay đã được khôi phục thành rừng mưa nhỏ có hệ sinh thái đa dạng. Khí hậu ở vùng đất 15 mẫu đã hoàn toàn khác so với bên ngoài. Vào mùa hè, nhiệt độ ở khu rừng đã thấp hơn 3 độ so với bên ngoài.

Hai con gái của đôi vợ chồng: Linda và Wanda cũng đến với thế giới này.

Cùng với sự hồi sinh của khu rừng nhỏ, 2 con gái của đôi vợ chồng: Linda và Wanda cũng đến với thế giới này. Hai chị em được sinh ra và sống giữa núi rừng, được nghe tiếng lá rơi, tiếng suối chảy róc rách, được trò chuyện cùng cỏ cây hoa lá. Thời gian vui vẻ nhất là khi được chạy nhảy nô đùa trong rừng mưa, quan sát các loài cây, làm nhà cho chim, leo cây, lên mái nhà hái quả, hái mật hoa…

Hai cô bé không đi học, bố mẹ chính là thầy cô giáo của các em. Mỗi ngày đều dạy các con học hát, đánh đàn, vẽ tranh, Các bé tự học chữ ở nhà, đi thu thập thực vật để làm màu vẽ. Nhìn những đứa trẻ vui vẻ sống chan hòa cùng thiên nhiên, vợ chồng Mân Quả và tiến sĩ Margraf càng có thêm niềm tin vào sứ mệnh của mình: giữ gìn và tạo ra môi trường tự nhiên cho các thế hệ sau.

Nhìn những đứa trẻ vui vẻ sống chan hòa cùng thiên nhiên, vợ chồng Mân Quả và tiến sĩ Margraf càng có thêm niềm tin vào sứ mệnh của mình.

Năm 2007, tiến sĩ Margraf đã bán ngôi nhà và bảo hiểm tại Đức, thuê hơn 6 nghìn mẫu đất bỏ trống từ người trong thôn Bố Lãng, thành lập khu bảo tồn đầu tiên về đa dạng sinh vật dân gian Trung Quốc. Mặc dù vấp phải sự nghi ngờ của chính quyền, ánh mắt coi khinh của thương nhân và sự ngờ vực của người nông dân nhưng hai vợ chồng vẫn nỗ lực thực hiện giấc mơ của mình. Họ cùng nhau gieo giống, trồng rừng và nghiên cứu mỗi ngày. Ba năm trôi qua, từng hạt giống năm nào đã vươn lên sống mạnh mẽ, những loài sinh vật như thằn lằn, hươu hoa mai, sóc… cũng đến với rừng ngày càng nhiều.

Vợ chồng Mân Quả thành lập khu bảo tồn đầu tiên về đa dạng sinh vật dân gian Trung Quốc.

Thế nhưng cú sốc đến với gia đình vào năm 2011, tiến sĩ Margraf đột ngột qua đời vì bệnh tim mà không có bất kì triệu chứng nào. Vào tháng 3 năm sau đó, hàng ngàn mẫu rừng mưa cũng bị lửa thiêu rụi chỉ trong một đêm. Những cú sốc liên tiếp xảy đến khiến cuộc sống của Mân Quả bỗng chốc chìm trong bóng tối.

Những cú sốc liên tiếp xảy đến khiến cuộc sống của Mân Quả bỗng chốc chìm trong bóng tối.

Nhưng rất nhanh sau đó, cô đã phấn chấn tinh thần trở lại, tiếp tục hoàn thành sự nghiệp dang dở của chồng. Mỗi sáng thức dậy, cô chăm chỉ gieo giống, trồng cây, nghiên cứu…quyết tâm gây dựng lại khu rừng là tâm huyết cả đời của cô và người chồng quá cố. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của Mân Quả và sự giúp sức của những người bạn, ngày nay, khu bảo tồn rừng mưa Bố Lãng đã trồng được hơn 3 triệu loài thực vật, cơ bản hình thành vùng khí hậu nhỏ sinh thái rừng mưa.

Lý Mân Quả trải lòng: “Tình hình rừng mưa trên trái đất đều không được lạc quan, nếu chúng ta làm sai thì hãy biết nhận sai, để cứu và gìn giữ rừng mưa nhiệt đới cho các thế hệ sau.”

Nếu chúng ta làm sai thì hãy biết nhận sai, để cứu và gìn giữ rừng mưa nhiệt đới cho các thế hệ sau.”

Việc bảo vệ rừng mưa của Lí Mân Quả còn gây chấn động Liên Hợp Quốc, cô đã được nhận giải thưởng “Trung Quốc nhờ bạn mà trở nên tươi đẹp hơn”. Hãng Luis Vuitton cũng tìm đến Lý Mân Quả hợp tác. Họ muốn dùng loại trà phổ nhĩ mà cô bảo vệ để nghiên cứu ra sản phẩm chăm sóc da từ trà phổ nhĩ đầu tiên trên thế giới, đồng thời cùng cô cho ra đời nhãn hiệu Chaling.

Hai thiên thần bé nhỏ Linda và Wanda cũng tham gia chương trình China’s Got talent. Các em muốn dùng tiếng hát của mình để kêu gọi thế giới bảo vệ rừng mưa.

“Chúng em hy vọng mọi người cùng trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ trái đất”, tiếng cát trong trẻo, cao vút của các em thực sự đã chạm đến trái tim của nhiều người, đánh thức những rung cảm sâu sắc của sinh mệnh đối với tự nhiên nhiên, thêm hiểu và yêu những món quà mà tạo hóa ban tặng cho con người.

Khu rừng này đã vun đắp nên một tình yêu ngọt ngào và mang đến thế gian hai thiên thần đáng yêu, trong sáng và thuần khiết nhất.

Mười tám năm trôi qua, khu rừng cao su hoang tàn ngày nào đã trở thành khu rừng mưa trù phú, xinh đẹp. Nơi đây đã vun đắp nên một tình yêu ngọt ngào và mang đến thế gian hai thiên thần đáng yêu, trong sáng và thuần khiết nhất. Khi sống trọn vẹn và hòa hợp với tự nhiên, hạnh phúc và bình yên sẽ tự tìm đến với con người.

 Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên.

(Lão Tử)

You may also like

Leave a Comment