Đây có lẽ là một từ ngữ nhạy cảm của cộng đồng mới bước vào thị trường tiền mã hóa. Đương nhiên trong series thì tôi hiển nhiên phải để cập đến. Vấn đề này thực sự đáng lo ngại, thực tế là các sàn giao dịch đã bị đóng cửa và các giao dịch mã hóa phải thay đổi vì các vụ đánh cắp.
Tuy vậy, tại sao vẫn có nhiều nhà đầu tư vào nó thế nhỉ?
Tất cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp đều biết một điều duy nhất là: Tôi sẽ không đầu tư vào thứ quá dễ dàng bị mất giá trị.
Nhưng khoan hãy, đừng phán xét nó cho tới khi bạn biết rằng sự thật là như thế nào.
Tôi sẽ giải thích thật rõ để bạn và tôi có thể nhận diện được chính xác điều gì đang xảy ra.
Giờ hãy bắt đầu!
Tôi chắc rằng ai khi xem phim cũng một đôi lần xem qua cảnh một vụ cướp ngân hàng thời Internet vừa mới phát triển. Thường là một tên ất ơ nào đấy đeo mặt nạ, cầm súng và xông vào quầy giao dịch.
“Giơ tay lên” + Một vài phát súng để chứng tỏ với những người ở hiện trường rằng đây là một vụ cướp thật.
Nếu phi vụ thành công, chúng sẽ tẩu thoát với số tiền nhiều nhất có được. Lẩn trốn vào một bang nào đó và ẩn danh.
Tôi không có giảm nói tránh gì ở đây. Trừ phi các biện pháp an ninh được cải thiện, tiền mã hóa cũng làm chũng ta trở về hồi Internet lúc xưa vậy. Cơ bản ID người dùng vẫn chỉ là những ẩn danh và không có cách nào trực tiếp nhận diện những người trong mạng lưới, cũng chẳng thể gọi lên tổng đài để undo giao dịch đã được đưa vào block.
Điều này có nghĩa gì? Nếu cách hacker truy cập vào thông tin của bạn, không quyền lực nào trên thế giới có thể ngăn chúng lấy hết những gì bạn có trong ví. Tồi tệ hơn là bạn chẳng biết ai lấy đi.
Ở trong thế giới này, tự bạn là người bảo vệ tài sản của bạn, và chẳng ai có quyền lấy đi một xu nào trừ khi chính bạn tiết lộ hoặc cho phép chuyện đó xảy ra.
Cho tới năm 2011, các sàn giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hóa đã khá phổ biến trên thế giới. Một trong những sàn lớn nhất thời điểm đó là Mt. Gox – bạn biết đấy, đó cũng là nơi diễn ra vụ đánh cắp bitcoin lớn nhất cho tới thời điểm hiện tại.
460 triệu USD.
Hãy phân biệt tuyệt đối với
Blockchain Bitcoin bị hack. ( Bị hiểu lầm )
Tài khoản cá nhân bị hack.
Các sàn giao dịch bị hack.
Đó là những sai lầm phổ biến mà tôi và các đồng đội rất hay cảnh báo những newbie mới bước vào thị trường tiền mã hóa.
Hãy nhớ rằng, bản thân Bitcoin hay Ethereum không có khả năng bị hack quá dễ như những lời đồn đại.
Tại sao ư?
Chúng ta đã thấy mỗi chuổi khối được giữ an toàn thông qua kĩ thuật mã hóa gọi là “hash”.
Chưa hết. Mỗi khối có một “Prehash” vậy nên mỗi khối sau đó đều phải bị thay đổi. Đổi nhiều khối sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên máy tính hơn hiện có trên cả thế giới để bẻ khóa. Và việc này theo tôi tính toán, nó mất hàng tỉ năm.
Nhưng liệu vẫn hack được nếu có được sự đồng thuận hơn 51% của mạng Bitcoin?
Tôi cho là khả năng đó vẫn có, nhưng có lại chiếm hơn 50% lượng điện tiêu thụ cho cả thế giới vận hành trong 1 năm.
Tôi nghĩ rằng cả vũ trụ cũng chỉ ước chừng tới chừng ấy, chưa nói tới việc hack xong thì bạn đã đầu thai tới kiếp gì rồi.
Có thể sẽ khiến bạn bất ngờ đấy, nhưng theo DeepWeb mà tôi được tiếp cận, tất cả những vụ hack kì diệu điều không cần đụng tới bàn phím – thứ mà bạn luôn hình dung ra mỗi khi coi phim Hollywood.
Tôi nói luôn là sự thật các vụ hack đình dám chẳng cần đụng tới bạn phím. Nó thực chất làm trên một thiết bị ra đời cả thế kỉ trước – điện thoại để bàn.
Và còn được bồi đắp thêm một thứ cổ súy hơn trên cõi đời này – sự ngây thơ của con người.
Nó thực ra được thực hiện bởi một quy trình xã hội cơ bản thôi. Làm sao tôi biết được nhỉ?
Chúng ta đã thấy kết cấu cơ bản của Bitcoin rất bền vững. Các mã của nó đã chống lại được tất cả các cố gắng hack mà tất cả những hacker nổi tiếng từng cố gắng. Họ cố gắng tìm ra lỗ hổng trong bản thân cấu trúc Bitcoin song hành cùng với các biện pháp mã hóa chuyên dụng khiến nó trở nên cực kì khó đụng đến.
Nếu không thể thay đổi cấu trúc, tôi sẽ nhìn vào khía cạnh khác của vấn đề. Yếu tố con người.
Tôi có đang nói sự thật đấy.
Sự ngây thơ của con người đến cùng vẫn phải chịu thua bọn lừa đảo chuyên nghiệp.
Điều này làm tôi nhớ đến một từ được giới tài phiệt hay sử dụng trong quyển sách nổi tiếng Chiến Tranh Tiền Tệ.
Xén lông cừu.
Làm sao bảo vệ tài sản của bạn?
Mở mắt ra!
Mở mắt ra!